Page 162 - HSCC2025
P. 162

BSCKI. ĐINH VĂN HỒNG



            ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT CỤC ĐIỀU TRỊ
            BỆNH NHÂN SỐC NHIỆT TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175



          Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục của bệnh nhân (BN) sốc nhiệt điều trị tại
          Bệnh Quân Y 175. Nhận xét bước đầu về một số yếu tố ảnh hưởng đến kết cục điều trị bệnh nhân sốc nhiệt
          Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt 12 ca bệnh sốc nhiệt được điều trị tại Bệnh viện Quân y
          175 từ tháng 04/2023 đến 08/2024
          Kết quả: Các bệnh nhân đều là nam quân nhân, có tuổi và BMI trung bình lần lượt là 21.25 ± 1.87 (tuổi) và 25.53 ±
          3.67 (kg/m ). Trong đó 83.3% BN nhập ngũ dưới 3 tháng, 91.7% xuất hiện bệnh vào thời gian tháng Tư và tháng Năm;
                   2
          8.3% khởi phát khi không huấn luyện, và 25% có triệu chứng mệt mỏi, sốt từ trước. Triệu chứng khởi phát thường gặp
          là tăng thân nhiệt (100%) và rối loạn ý thức (100%). Có 91.7% bệnh nhân biểu hiện khó thở, 66.7% tụt huyết áp và 25%
          biểu hiện triệu chứng tiêu hóa như nôn ói tại thời điểm khởi phát. 100% bệnh nhân nhập viện có tình trạng rối loạn
          chức năng đa cơ quan với điểm SOFA trung bình 11 ± 4. Tất cả BN đều có tình trạng rối loạn đông máu ở các mức độ
          khác nhau, trong đó tỉ lệ đông máu rải rác nội mạch là 66.7%. Suy hô hấp và suy tuần hoàn chiếm tỉ lệ 91.7%, kế đến
          là suy thận cấp và tổn thương gan cấp chiếm 75%. Có 3/4 số BN biểu hiện hủy cơ vân với nồng độ Creatinin Kinase
          máu trung bình là 2000.14 ± 2134.43 U/l. Tỷ lệ bệnh nhân thở máy, kiểm soát thân nhiệt mục tiêu, và lọc máu liên tục
          lần lượt là 91.7% và 100%. Có 66,7% bệnh nhân được thay huyết tương và 1 trường hợp điều trị bằng oxy hóa máu qua
          màng ngoài cơ thể. Có 04 bệnh nhân di chứng tổn thương não, hủy cơ không hồi phục xác định bằng hình ảnh MRI
          sọ não, kết quả điện não và điện cơ. Tỷ lệ tử vong trong nghiên cứu là 25%
          Kết luận: Sốc nhiệt hay gặp vào mùa huấn luyện tân binh, giai đoạn đầu mùa hè với thời tiết nắng nóng bất thường.
          Đối tượng là các quân nhân mới, hoạt động thể lực trong điều kiện nắng nóng. Bệnh khởi phát bằng triệu chứng tăng
          thân nhiệt và rối loạn ý thức; hầu hết có tình trạng rối loạn chức năng đa cơ quan, rối loạn đông máu và tổn thương
          cơ vân. Tỷ lệ tử vong của sốc nhiệt còn cao, và di chứng thần kinh - cơ nặng nề
          Từ khoá: Sốc nhiệt, rối loạn chức năng đa cơ quan, đông máu rác rác nội mạch, tiêu cơ vân




          ThS.BS. NGUYỄN ĐỨC LỊCH



            ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT THÂN NHIỆT NGOẠI MẠCH TRONG
            ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SỐC NHIỆT CÓ SUY CHỨC NĂNG ĐA CƠ QUAN:
            BÁO CÁO CA LÂM SÀNG



          Sốc nhiệt gây ra bởi mất kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Có nguy cơ tử vong cao nếu không được điều trị nhanh chóng,
          đúng cách. Trong bài này, chúng tôi báo cáo 1 ca lâm sàng, ở bệnh nhân nam, 21 tuổi được điều trị sốc nhiệt bằng
          phương pháp kiểm soát thân nhiệt ngoại mạch. Bệnh nhân bất tỉnh sau đi ngoài trời nắng trên 2 giờ, thân nhiệt bệnh
          nhân lúc vào viện 40,5 độ C khi nhập viện tại bệnh viện huyện sau đó 4 giờ được chuyển đến khoa của chúng tôi.
          Bệnh nhân được áp dụng phương pháp kiểm soát thân nhiệt ngoại mạch với nhiệt độ địch 33 độ C trong vòng 24 giờ.
          Chúng tôi làm ấm với tốc độ 0,25 độ/ giờ, đến 37 độ C trong vòng 16 giờ và bệnh nhân được ngừng an thần để đánh
          giá ý thức. Sau 2 ngày ý thức bệnh nhân cải thiện từ GCS 5 ± 10 điểm, bệnh nhân tiếp tục được duy trì thân nhiệt 37
          độ thêm 4 ngày. Tuy nhiên đến ngày thức 5 bệnh nhân còn tình trạng suy gan, rối loạn đông máu nặng được truyền
          huyết tương tươi đông lạnh, thay huyết tương và tiếp tục được điều trị, bệnh nhân được rút nội khí quản sau 8 ngày,
          ra viện sau 24 ngày điều trị. Kết luận, Phương pháp kiểm soát thân nhiệt ngoại mạch có thể sử dụng điều trị sốc nhiệt
          một cách hiệu quả, thay vì chỉ được biết đến để điều trị bệnh nhân sau ngừng tuần hoàn





          CẤP CỨU NGOẠI VIỆN                               162
   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167