Page 158 - HSCC2025
P. 158
TS.BS. LƯU NGÂN TÂM
DINH DƯỠNG LÂM SÀNG CHO BỆNH NHÂN HỒI SỨC:
CẬP NHẬT VÀ ỨNG DỤNG TRONG THỰC HÀNH
Dinh dưỡng ở bệnh nhân hồi sức bị tác động mạnh bởi tình trạng dị hoá (phân huỷ) cơ chất dự trữ trong cơ thể, kém
tiêu hoá và hấp thu thức ăn, rối loạn nội môi. Dẫn đến nhanh cạn kiệt nguồn dự trữ năng lượng, khối cơ xương, suy
giảm miễn dịch và tăng nguy cơ biến chứng do suy mòn cơ và suy dinh dưỡng nặng. Trong thực hành, sàng lọc mức
độ nguy cơ suy dinh dưỡng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng là bước cơ bản và quan trọng trong dự đoán, tiên lượng
lâm sàng liên quan dd, để từ đó có chỉ định điều trị dd kịp thời và tối ưu/ phù hợp, tăng chất lượng điều trị. Dinh dưỡng
qua ống thông là sinh lý và đem nhiều lợi ích trong phòng ngừa biến chứng. Với công thức dinh dưỡng năng lượng
thấp, chuẩn hay cao phụ thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng, bổ sung dưỡng chất chuyên biệt giàu HMB là tiềm năng
trong cải thiện cân bằng protein, sức khỏe, dù bằng chứng liên quan tăng khối cơ vẫn chưa đủ thuyết phục và cần
được nghiên cứu thêm. Song song đó, dinh dưỡng tĩnh mạch là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng và thiết yếu
trong trường hợp có suy giảm chức năng tiêu hoá. Công thức năng lượng cao, đạm cao, thể tích thấp và hỗn hợp lipid
có thể phù hợp trong bệnh cảnh hồi sức. Lipid giàu acid béo omega 3 được khuyến cáo nên dùng trong điều trị ddtn
ở bệnh nhân hồi sức ngoại, ung thư do có tác dụng kháng viêm và cải thiện kết quả điều trị. Theo dõi dinh dưỡng nên
được thực hiện sát sao, để điều chỉnh phù hợp với diễn tiến của bệnh nhân và phòng ngừa biến chứng
TS.BS. TRẦN THU TRANG
DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI
TẮC NGHẼN MÃN TÍNH Ở HỒI SỨC TÍCH CỰC
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới với 3,23 triệu người tử
vong vào năm 2019 và là nguyên nhân thường phải nhập viện trong đơn vị Hồi sức tích cực khi có đợt cấp. Suy dinh
dưỡng là biến chứng thường gặp trên bệnh nhân đợt cấp COPD và tiên lượng xấu. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trên bệnh
nhân COPD: 44,8 - 65,2% và tỷ lệ mất cơ/ suy mòn cơ: 24 - 44,8%. Suy dinh dưỡng gây nhiều tác động bất lợi cho
bệnh nhân COPD: giảm chất lượng cuộc sống, tăng số lượng đợt cấp và thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong. Hiểu
biết về kiểu hình chuyển hóa, nguy cơ dinh dưỡng từ đó kết hợp can thiệp dinh dưỡng sẽ cải thiện được tiện lượng và
kết quả điều trị cho bệnh nhân đợt cấp COPD ở Hồi sức tích cực
DINH DƯỠNG 158