Page 159 - HSCC2025
P. 159

PGS.TS. ĐỖ NGỌC SƠN



            THỰC HÀNH DINH DƯỠNG TĨNH MẠCH Ở BỆNH NHÂN NẶNG:
            VAI TRÒ CỦA VI LƯỢNG TRONG TỐI ƯU HÓA KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ



          Dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần (TPN) là một phương pháp thiết yếu trong điều trị bệnh nhân hồi sức cấp cứu, đặc
          biệt trong các trường hợp không thể cung cấp dinh dưỡng qua đường tiêu hóa. Việc bổ sung các nguyên tố vi lượng
          qua đường tĩnh mạch, bao gồm các nguyên tố như kẽm, selen, mangan, đồng, sắt đóng vai trò then chốt trong việc
          duy trì chức năng sinh lý, miễn dịch và phục hồi của cơ thể. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng việc bổ sung đầy
          đủ các nguyên tố vi lượng có thể cải thiện kết quả điều trị, giảm nguy cơ nhiễm trùng, rút ngắn thời gian nằm viện và
          cải thiện chức năng miễn dịch ở bệnh nhân nặng
          Kẽm là một trong những nguyên tố quan trọng nhất, tham gia vào quá trình tổng hợp protein, giúp duy trì sức đề
          kháng của cơ thể và phục hồi mô. Nghiên cứu cho thấy thiếu kẽm làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm
          trùng và làm chậm quá trình hồi phục. Selen có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do stress
          oxy hóa, trong khi mangan và đồng hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng và duy trì hoạt động enzym trong cơ thể
          Tuy nhiên, việc bổ sung vi lượng cần được điều chỉnh cẩn thận, vì việc dư thừa hoặc thiếu hụt có thể gây ra các tác
          dụng phụ nghiêm trọng. Việc theo dõi và đánh giá thường xuyên mức độ vi lượng trong cơ thể bệnh nhân là điều cần
          thiết để tối ưu hóa tác dụng điều trị




          TS.BS. LÊ VĂN TÂM



            MẤT CƠ Ở BỆNH NHÂN HỒI SỨC TÍCH CỰC




          Suy mòn cơ (sarcopenia) là tình trạng phổ biến và nghiêm trọng ở bệnh nhân hồi sức tích cực. Tình trạng này liên quan
          đến việc mất khối lượng cơ và chức năng cơ, gây tăng tỷ lệ tử vong, biến chứng, và thời gian nằm viện. Các nguyên
          nhân chính bao gồm viêm toàn thân, dị hóa protein nhiều hơn đồng hóa, thiếu dinh dưỡng và bất động kéo dài. Nguy
          cơ suy mòn cơ cao hơn ở người cao tuổi, bệnh nhân có bệnh lý nền như đái tháo đường, ung thư, hoặc tình trạng bệnh
          nặng (ARDS, nhiễm trùng nặng, sốc)
          Chẩn đoán sarcopenia dựa trên đo lường khối lượng cơ (DEXA, CT scan), đo sức mạnh cơ (handgrip strength), và đánh
          giá hiệu suất cơ năng. Điều trị bao gồm cung cấp đủ protein (1.2-2.0 g/kg/ngày), bổ sung leucine, HMB, omega-3, kết
          hợp tập luyện thể chất sớm và điều trị thuốc hỗ trợ (testosterone, ghrelin analogs). Tầm quan trọng của hợp tác đa
          ngành và cá nhân hóa phác đồ điều trị được nhấn mạnh. Việc phát hiện sớm và quản lý toàn diện giúp cải thiện chức
          năng cơ, giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng, tăng khả năng hồi phục cho bệnh nhân Hồi sức tích cực























          DINH DƯỠNG                                       159
   154   155   156   157   158   159   160   161   162   163   164