Page 152 - HSCC2025
P. 152
BSCKI. PHẠM CHÍ THÀNH
ECMO TRONG QUẢN LÝ ĐƯỜNG THỞ
Gây mê thông thường là một yếu tố nguy cơ tử vong ở bệnh nhân có tắc nghẽn đường thở dưới nặng. Do đó, gây mê
cho các phẫu thuật hoặc thủ thuật với bệnh nhân có tắc nghẽn đường thở dưới là một thách thức, cần phải có các
biện pháp can thiệp hỗ trợ hô hấp đặc biệt. Thông khí truyền thống qua ống nội khí quản có thể không hiệu quả nếu
như ống nội khí quản không đi qua được vị trí tắc nghẽn của đường thở. Thông khí phản lực (Jet Ventilation) có thể
không giúp thông khí hiệu quả và gây tổn thương áp lực (Barotrauma). Kỹ thuật tiếp cận đường thở mà đường trước
cổ (bao gồm cả mở khí quản) có thể không hiệu quả nếu đầu catheter nằm gần không qua được vị trí tắc nghẽn. Nó
cũng có thể dẫn đến tổn thương mô dễ vỡ ở bệnh nhân có tắc nghẽn đường thở trong, gây chảy máu và thuyên tắc
mô. Trái lại, ECMO có thể giúp hỗ trợ hoàn toàn oxy hoá máu và thông khí trong khoảng thời gian ngưng thở kéo dài
để thực hiện thủ thuật đường thở. Mặc dù, ECMO được sử dụng tương đối hiếm trong các thủ thuật đường thở. Tuy
nhiên, đây là một biện pháp khả thi để áp dụng quản lý đường thở khó
Nguyên nhân thường gặp nhất của tắc nghẽn đường thở là u khí quản (31%), hẹp khí quản (20%), ung thư đầu cổ
(20%) và các khối u trung thất (13%). Trong hầu hết các bệnh nhân đều có triệu chứng khó thở, thở rít, khó thở khi
nằm hoặc tình trạng suy hô hấp. Như vậy đối tượng bệnh nhân nào có nguy cơ cao suy sụp hô hấp, cần phải được hỗ
trợ đường thở khi bắt đầu gây mê. Tác giả Kim và cộng sự đưa ra khuyến cáo cần hỗ trợ đường thở khi đường kính khí
quản còn lại < 5mm dựa trên nội soi hoặc hình ảnh học CT. Đối với các khối u trung thất, nếu sự giảm diện tích lòng
khí quản trên 50% (dựa trên hình ảnh học CT) có liên quan đến tắc nghẽn đường thở hoàn toàn trong lúc gây mê ở
trẻ em, nhưng không phải người lớn. Đối với người lớn, thì mức độ nặng của triệu chứng lâm sàng tiên đoán nguy cơ
suy sụp hô hấp khi gây mê nhiều hơn là mức độ tắc nghẽn đường thở. Những đối tượng bệnh nhân này cần phải được
chuẩn bị và thực hiện ECMO hỗ trợ khi bệnh nhân còn tỉnh với giảm đau tại chỗ trước khi gây mê phẫu thuật, vì nguy
cơ trụy hô hấp tuần hoàn sau khi gây mê
Tuy nhiên, đôi khi một số trường hợp bệnh nhân có thể diễn tiến truỵ hô hấp tuần hoàn khi bắt đầu gây mê mà chúng
ta không thể lường trước được (như trong chấn thương đường thở rách khí quản, chảy máu đường thở trong thủ
thuật). Khi đó thời gian thực hiện ECMO hỗ trợ có thể sẽ chậm trễ, dẫn đến truỵ hô hấp tuần hoàn, thiếu oxy não cho
người bệnh. ECMO cứu vãn trong những trường hợp này thường có kết cục xấu. Bên cạnh đó, một số trường hợp khối
u trung thất có thể xâm lấn vào các mạch máu lớn (động mạch phổi, tim phải, hội chứng tĩnh mạch chủ trên) và ảnh
hưởng đến huyết động, khi đó phương pháp VA ECMO cần phải được hỗ trợ ngay lập tức. Vì vậy, biện pháp ECMO
ở chế độ chờ (Standby ECMO) bằng cách tạo đường tiếp cận mạch máu trước (bằng cách đặt sheath 5fr vào động
mạch, tĩnh mạch đùi trước) có thể giúp rút ngắn thời gian thực hiện ECMO, điều này giúp nhanh chóng hỗ trợ ECMO
cứu vãn cho bệnh nhân trong trường hợp suy sụp hô hấp hoặc tuần hoàn khi tiến hành gây mê phẫu thuật cho bệnh
nhân có tắc nghẽn đường thở
Hiện tại các dữ liệu về kết cục của ECMO trong quản lý đường thở vẫn còn hạn chế, các đồng thuận vẫn chưa rõ. Do
đó, bệnh nhân tắc nghẽn đường thở nặng trước phẫu thuật cần phải được hội chẩn đa chuyên khoa, đánh giá khả
năng thực hiện ECMO hỗ trợ để giảm thiểu nguy cơ tử vong khi gây mê. ECMO nên được cân nhắc chọn lọc ở bệnh
nhân có triệu chứng nặng, và ECMO ở chế độ chờ có thể là một biện pháp thay thế phù hợp ở bệnh nhân ít nặng hơn
KIỂM SOÁT ĐƯỜNG THỞ 152