Page 155 - HSCC2025
P. 155
BSCKII. HÀ SƠN BÌNH
TỔNG QUAN HỒI SỨC BỆNH NẶNG TIẾP CẬN ĐA MỤC TIÊU 2025
Chuyên ngành hồi sức luôn tiến bộ không ngừng trong suốt chiều dài phát triển. Cách tiếp cận kịp thời, đa mục tiêu,
cá thể hóa bệnh nhân hồi sức nặng và nguy kịch luôn chính ra sự quan tâm lớn nhất của các hướng dẫn gần đây
Hồi sức hô hấp luôn được đặt lên hàng đầu. Việc can thiệp sớm khi bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp nhẹ, như sử
dụng thở máy không xâm nhập, giúp cung cấp oxy hiệu quả. Các tiến bộ trong sử dụng hợp lí các thuốc an thần và
giãn cơ giúp quá trình đặt nội khí quản thuận lợi, giảm thiểu tác dụng phụ. Cập nhật điều trị ARDS với sử dụng thông
khí nằm sấp hay những biện pháp mới cũng được quan tâm
Huyết động có những tiến bộ đáng kể, đặc biệt là trong việc áp dụng ECMO (hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể) cho bệnh
nhân sốc tim kháng trị. Cùng với đó, việc sử dụng beta blocker cho bệnh nhân sốc nhiễm trùng có nhịp tim nhanh là
một chiến lược hiệu quả trong kiểm soát huyết động
Nhiễm khuẩn trong hồi sức cũng là một lĩnh vực quan trọng. Ngừa nhiễm khuẩn liên quan đến máy thở được đặc biệt
chú trọng. Sử dụng kháng sinh đường khí dung hay corticoid trong điều trị viêm phổi cộng đồng và viêm phổi bệnh
viện đang được nghiên cứu với kết quả hứa hẹn
Dự phòng và điều trị hỗ trợ kiểm soát đường huyết, phòng ngừa loét tì đè, sử dụng PPI trong xuất huyết tiêu hóa, và
nghiên cứu về truyền axit amin giúp giảm suy thận, chiến lược truyền máu hợp lý, tất cả đều góp phần cải thiện chất
lượng điều trị và tiên lượng cho bệnh nhân hồi sức nặng
Những tiến bộ này tập trung vào cải thiện huyết động, kiểm soát nhiễm trùng, cá thể hóa bệnh nhân, từ đó nâng cao
cơ hội sống cho ca bệnh nặng, nguy kịch
PGS.TS. PHẠM THỊ NGỌC THẢO
KẾT CỤC DÀI HẠN SAU NHIỄM KHUẨN HUYẾT
Nhiễm khuẩn huyết được định nghĩa là rối loạn chức năng cơ quan đe dọa tính mạng do đáp ứng không được điều
phối của cơ thể đối với nhiễm khuẩn. Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết gia tăng và tỷ lệ sống còn ngắn hạn được cải thiện đáng
kể trong những năm gần đây đã tạo nên một số lượng lớn những bệnh nhân sống còn sau nhiễm khuẩn huyết. Tuy
nhiên, những bệnh này có tỷ lệ cao mắc thêm các bệnh lý khác như bệnh tim mạch, suy nhược, suy giảm nhận thức,
tái nhập viện và gia tăng nguy cơ tử vong. Gần 50% những người sống còn sau nhiễm khuẩn huyết phải nhập viện
trở lại ít nhất một lần không theo kế hoạch trong vòng một năm sau khi xuất viện và ít hơn một nửa số bệnh nhân bị
nhiễm khuẩn huyết vẫn còn sống sau một năm
Để cải thiện kết quả lâu dài, việc điều trị trong bệnh viện nên tập trung vào việc điều trị nhiễm khuẩn huyết sớm và
hiệu quả; giảm thiểu tình trạng sảng, đau đớn và bất động; và chuẩn bị sẵn sàng cho bệnh nhân xuất viện. Điều trị và
theo dõi sau khi xuất viện nên tập trung vào việc giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống trước đó, hướng dẫn bệnh nhân
các liệu pháp thích hợp (ví dụ: vật lý trị liệu hoặc liệu pháp ngôn ngữ) và theo dõi cũng như ngăn ngừa tình trạng sức
khỏe xấu đi
Từ khoá: nhiễm khuẩn huyết, kết cục dài hạn, chăm sóc sau xuất viện
HỒI SỨC TÍCH CỰC 155