Page 154 - HSCC2025
P. 154
TS.BS. LÊ ĐỨC NHÂN
CẬP NHẬT HỒI SỨC DỊCH
Lịch sử của hồi sức dịch truyền tĩnh mạch có từ năm 1832 và liệu pháp truyền dịch bắt đầu phát triển từ 1885 khi
Sidney Ringer phát triển dung dịch muối sinh lý. Dịch truyền ngày nay bao gồm rất nhiều loại, mỗi loại lại có các thành
phần khác nhau, dùng chúng trong trường hợp nào. Việc xác định dịch truyền giống như thuốc giúp các bác sĩ có sự
nhìn nhận rõ ràng, quan tâm đúng mức, sử dụng hiệu quả để tránh nguy cơ và các tác hại không mong muốn như quá
tải/thiếu dịch truyền, tăng áp lực thẩm thấu, rối loạn điện giải, thiếu dịch truyền dinh dưỡng
Các cập nhật về định nghĩa như dịch tích lũy, dư thừa dịch tĩnh mạch, dịch hồi sức, khả năng truyền dịch. Cá thể hoá
trong điều trị đối với sử dụng dịch truyền trong hồi sức các bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết, viêm tuỵ cấp, chấn thương
sọ não, tổn thương gan cấp, suy tim
Mặc dù có rất nghiên cứu từ trước cho đến nay, các hướng dẫn dần ra đời sau các nghiên cứu về RCT trong hồi sức dịch.
Hướng dẫn phần đầu tiên lựa chọn dịch truyền của Hiệp hội Y học chăm sóc tích cực Châu Âu (ESICM) về dịch hồi sức
ở bệnh nhân nặng người lớn. Hướng dẫn này đưa ra khuyến cáo sử dụng dịch tinh thể thay vì albumin ở các bệnh nhân
nặng chung và cả ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết hay ards và bệnh nhân quanh giai đoạn phẫu thuật
MR. JIA JUN TAN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG TỐI ƯU HÓA QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU TRỊ
TẠI CÁC ĐƠN VỊ HỒI SỨC TÍCH CỰC
Báo cáo trình bày về ứng dụng công nghệ trong phát triển đơn vị Hồi sức tích cực (HSTC) thông minh, nhằm tối ưu hóa
quản lý và điều trị. Hiện nay, sự gia tăng các thiết bị giường bệnh như máy theo dõi, máy thở, ECMO, CRRT khiến bác
sĩ phải tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, gây khó khăn trong đánh giá tình trạng bệnh nhân. Bên cạnh đó, hệ thống
thông tin lâm sàng chưa tích hợp dữ liệu gốc từ các thiết bị, dẫn đến hạn chế do thiếu dữ liệu trong hỗ trợ quyết định
lâm sàng. Ngoài ra, mệt mỏi do báo động cũng là một vấn đề lớn, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị
Để xây dựng một khoa HSTC thông minh, cần đảm bảo bốn yếu tố chính. Thứ nhất, tích hợp dữ liệu, giúp đồng bộ
thông tin bệnh nhân và đảm bảo luồng dữ liệu liền mạch giữa các khoa và bệnh viện. Thứ hai, hỗ trợ quyết định lâm
sàng, cung cấp thông tin chính xác giúp bác sĩ đưa ra quyết định nhanh chóng. Thứ ba, đặt bệnh nhân làm trung tâm,
với hệ thống theo dõi và giám sát toàn diện. Cuối cùng, quản lý báo động, nhằm giảm thiểu báo động nhiễu, tránh
gây mệt mỏi cho nhân viên y tế
Trong quản lý theo dõi, chẩn đoán và điều trị, việc kết nối các thiết bị giường bệnh như máy theo dõi, máy thở, bơm
truyền dịch, và siêu âm giúp tối ưu hóa hiệu quả điều trị. Hệ thống theo dõi trung tâm đóng vai trò quan trọng trong
lưu trữ và truy xuất dữ liệu bệnh nhân. Một ca lâm sàng điển hình tại Bệnh viện Lariboisière (Pháp) đã chứng minh
rằng việc kết nối các thiết bị tại giường giúp bác sĩ dễ dàng tiếp cận dữ liệu từ nhiều thiết bị, nâng cao hiệu quả điều
trị bệnh nhân
Quản lý báo động là một yếu tố quan trọng trong Smart ICU. Việc đánh giá báo động dựa trên nhiều thông số và điều
chỉnh giới hạn hợp lý giúp giảm thiểu cảnh báo gây nhiễu và tối ưu hóa phản hồi. Hệ thống phân cấp báo động theo
ba cấp độ (điều dưỡng – trưởng nhóm – bác sĩ trưởng khoa) giúp đảm bảo phản ứng kịp thời và chính xác
Mục tiêu của đơn vị Hồi sức tích cực thông minh (Smart ICU) không chỉ giúp quản lý bệnh nhân hiệu quả hơn mà còn
giảm tải áp lực cho nhân viên y tế, tối ưu hóa quy trình điều trị và nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân
HỒI SỨC TÍCH CỰC 154