Page 250 - HSCC2025
P. 250
TS.BS. PHẠM ĐĂNG HẢI
RỐI LOẠN CHỨC NĂNG NÃO TRONG NHIỄM KHUẨN HUYẾT:
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Rối loạn chức năng não trong nhiễm khuẩn huyết, còn được gọi là bệnh não liên quan đến nhiễm khuẩn huyết (sepsis-
associated encephalopathy, SAE), là một biến chứng thường gặp, xảy ra ở 20-70% bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết,
đặc biệt trong các trường hợp nặng điều trị tại khoa hồi sức tích cực. SAE được đặc trưng bởi rối loạn ý thức, từ mê
sảng đến hôn mê, và liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn, cũng như các hậu quả lâu dài về nhận thức và tâm lý. Cơ
chế bệnh sinh của SAE là một quá trình phức tạp và đa yếu tố, bao gồm sự tương tác giữa đáp ứng viêm toàn thân,
rối loạn hàng rào máu não, thiếu máu cục bộ và rối loạn vi tuần hoàn, stress oxy hóa, rối loạn chức năng ty thể, và sự
thay đổi trong hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh
Về lâm sàng, SAE thường được chẩn đoán qua các triệu chứng thần kinh và loại trừ các nguyên nhân khác. EEG và
chẩn đoán hình ảnh MRI giúp xác định mức độ tổn thương, trong khi các biomarker như protein S100B và neuron-
specific enolase (NSE) được sử dụng để đánh giá mức độ tổn thương não
Trong điều trị, việc kiểm soát nguyên nhân nhiễm khuẩn, ổn định huyết động, và hỗ trợ chức năng cơ quan là nền tảng
cơ bản để cải thiện tiên lượng bệnh nhân SAE. Một số biện pháp mới đã được nghiên cứu, bao gồm các thuốc chống
viêm, bảo vệ ty thể, và liệu pháp điều hòa miễn dịch. Tuy nhiên, hiệu quả của những can thiệp này trong thực hành
lâm sàng vẫn cần được đánh giá thêm qua các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng
Tương lai, việc ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến như sinh học phân tử, phân tích đa ômics, và trí tuệ nhân tạo có thể
mở ra hướng mới trong việc chẩn đoán sớm, phân tầng nguy cơ, và cá thể hóa điều trị SAE. Điều này không chỉ giúp
nâng cao chất lượng điều trị mà còn giảm gánh nặng cho hệ thống y tế
BSCKII. NGUYỄN THÀNH LUÂN
ĐÁNH GIÁ TƯỚI MÁU MÔ ĐA PHƯƠNG THỨC
TRONG SỐC NHIỄM KHUẨN
Đánh giá tưới máu mô luôn là mục tiêu điều trị trong hồi sức ban đầu sốc nhiễm khuẩn. Các phương thức đánh giá
tưới máu mô như độ bão hòa oxy máu tĩnh mạch trung tâm (ScvO 2), nồng độ lactate máu, chênh áp carbon dioxide
tĩnh – động mạch (dPCO 2) và thời gian đổ đầy mao mạch (CRT) đều có ưu nhược điểm riêng, đã được nghiên cứu và
cho thấy vai trò trong thực hành lâm sàng. ScvO 2 thường cao trong sốc nhiễm khuẩn gây khó khăn cho việc sử dụng
chỉ số này làm mục tiêu hồi sức. Tuy nhiên, một ScvO 2 thấp có thể hướng dẫn các liệu pháp nhằm tăng oxy cung cấp
hoặc thực hiện các điều chỉnh khác nhằm giảm tiêu thụ oxy. Tăng lactate máu trong nhiễm khuẩn huyết do nhiều
nguyên nhân, việc ổn định đại tuần hoàn đôi khi không làm giảm hoặc bình thường hóa lactate, dẫn đến hành động
cố gắng bù dịch và tăng liều thuốc vận mạch có thể gây ra tác dụng bất lợi do điều trị quá mức. dPCO 2 phản ánh sự
cân bằng giữa sản xuất CO 2 ở cấp độ tế bào và sự đào thải CO 2 qua hệ thống tĩnh mạch. Sự gia tăng dPCO 2 trong sốc
nhiễm khuẩn có thể chỉ ra tình trạng tưới máu mô không đầy đủ do cung lượng tim thấp hay thiếu oxy mô, hoặc do
rối loạn vi tuần hoàn. dPCO 2 là một chỉ số hỗ trợ quan trọng, kết hợp với lactate và ScvO 2 để phản ánh toàn diện hơn
trạng thái tưới máu mô. CRT là dấu hiệu của tưới máu ngoại vi, dễ dàng thu thập nhanh chóng và lặp lại, đã cho thấy
một số lợi ích khi so sánh với mục tiêu lactate, hiện đang được khuyến cáo là phương thức bổ trợ cho lactate trong
hồi sức sốc nhiễm khuẩn
Từ khóa: ScvO 2, lactate, dPCO 2, CRT, sốc nhiễm khuẩn
NHIỄM KHUẨN 250