Page 247 - HSCC2025
P. 247
ThS.DS. TRƯƠNG THỊ HÀ
TRIỂN KHAI VANCOMYCIN TRUYỀN LIÊN TỤC TRÊN ĐỐI TƯỢNG
BỆNH NHÂN NẶNG THÔNG QUA GIÁM SÁT NỒNG ĐỘ THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Đặt vấn đề: Triển khai truyền tĩnh mạch vancomycin liên tục và theo dõi trị liệu vancomycin (TDM) góp phần quan
trọng trong việc dùng thuốc hiệu quả, an toàn, kinh tế
Mục tiêu: Bước đầu triển khai quy trình truyền tĩnh mạch vancomycin liên tục tại Khoa hồi sức tích cực – Chống độc
(HSTC-CĐ), Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đoàn hệ - tiến cứu, tất cả các bệnh nhân đủ điều kiện dùng vancomycin liên
tục tại Khoa HSTC-CĐ từ tháng 04 - 09/2022
Kết quả: Qua theo dõi 20 bệnh nhân nặng có sử dụng vancomycin truyền tĩnh mạch liên tục, chúng tôi thu được kết
quả như sau: độ tuổi trung bình 62.3 ± 15.7; Nồng độ vancomycin trung bình trong đợt điều trị là 28,12 mg/L, tương
ứng với AUC24h trung bình là 675 mg/L.h. Tỷ lệ BN nồng độ đích (20-30 mg/L) sau khi định lượng nồng độ lần 1 là
58%, trong đó tỷ lệ BN có ít nhất 1 mẫu định lượng đạt nồng độ đích là 70%. Tỷ lệ độc tính trên thận của mẫu nghiên
cứu là 20% chủ yếu ở mức độ tổn thương
Kết luận: Truyền tĩnh mạch vancomycin liên tục là một phương pháp để tối ưu hóa liều lượng của vancomycin nhằm
khắc phục những hạn chế về mặt dược động học trên đối tượng bệnh nhân nặng, giúp kiểm soát khoảng nồng độ điều
trị, hiệu chỉnh liều phù hợp và giảm độc tính thận
Từ khóa: TDM, vancomycin, AUC24h
DƯỢC LÂM SÀNG - VI SINH 247