Page 249 - HSCC2025
P. 249
BSCKII. THÁI MINH THIỆN
NHIỄM TRÙNG HUYẾT – VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM TRÙNG
DO TỤ CẦU KHÁNG METHICILLIN – CẬP NHẬT ECCMID/IDSA 2024
Nhiễm trùng huyết do tụ cầu kháng methicillin (MRSA) chiếm tỷ lệ 30% trong các nguyên nhân nhiễm trùng huyết
(NTH) và chiếm 26.5% các trường hợp viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (VNTMNT)
Vancomycin được xem là kháng sinh đầu tay cho việc điều trị nhiễm trùng huyết – VNTMNT do MRSA
Tuy nhiên việc điều trị Vancomycin trong thời gian dài dẫn đến tình trạng gia tăng MIC của Vancomycin và đã có nhiều
trường hợp thất bại với điều trị Vancomycin. Ngoài ra việc điều trị liều cao thời gian dài làm tăng độc tính trên thận
dẫn đến suy thận cấp và đưa đến gia tăng tỷ lệ tử vong
Các nghiên cứu mới đây đã chứng minh hiệu quả của Daptomycin trong điều trị nhiễm trùng huyết do MRSA và đặc
biệt là giảm được độc tính trên thận từ đó giảm được tỉ lệ tử vong
Sự phối hợp giữa Daptomycin + Ceftaroline là tăng hiệu quả điều trị đặc biệt đối với các trường hợp NTH – VNTM NT
do MRSA có MIC 1.5 -2 hoặc cấy máu dương tính kéo dài mặc dù đã được đơn trị liệu Vancomycin hay Daptomycin
cũng đã được cập nhật tại khuyến cáo của ECCMID và IDSA 2024
TS.BS. HOÀNG TRỌNG HANH
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG NẶNG
Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết vẫn là nguyên nhân hàng đầu trong tỷ lệ tử vong chung tại viện và gây sức ép lên
ngành y tế không chỉ trên thế giới mà còn tại Việt Nam. Chính vì thế việc nghiên cứu khảo sát một số yếu tố tiên lượng
nặng trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết là vô cùng quan trọng trong công tác dự phòng và điều trị bệnh
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các yếu tố tiên lượng nặng và tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
Phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân nhập viện điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Trung ương Huế
từ tháng 9/2024 đến 11/2024. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ: Bệnh án, hỏi bệnh nhân hoặc người thân
Kết quả: Độ tuổi nhóm nghiên cứu là 64.44 ± 15.75, tỷ lệ nam/nữ là 1.56/1.Đặc điểm lâm sàng: bệnh lý nền chiếm
tỷ lệ cao nhất là tăng huyết áp (27.1%), đái tháo đường (22.6%), tỉ lệ mắc bệnh lý kèm theo là 83%. Tiêu điểm nhiễm
khuẩn thường gặp nhất là đường hô hấp 55%), tiêu hoá (21%), thần kinh (15%). Tỷ lệ bệnh nhân tiến triển đến sốc
nhiễm khuẩn là 60.7% và dẫn tới tử vong là 48.6%. Đặc điểm cận lâm sàng: lượng bạch cầu trung bình 14.01 ± 8.78 k/
ml, Billirubin TP 23.17 ± 48.53 mmol/L, Ure 12.91 ± 10.99 mmol/L, Creatinin 153.92 ± 148.95 mmol/L. Số bệnh nhân
cấy máu dương tính là 33.6%. Giá trị của một số yếu tố tiên lượng nặng là PCT = 7.012 ng/mL với độ nhạy là 89.2% và
độ đặc hiệu là 78.2%, Lactate 2.395 mmol/L với độ nhạy 93.8% và độ đặc hiệu là là 78.6%. Ngoài ra với điểm SOFA =
7.5 và điểm APACHE II = 19.5 cũng cho giá trị tiên lượng nặng trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
Kết luận: Dấu ấn sinh học PCT, Lactate máu,các thang điểm SOFA và APACHE II cũng có giá trị trong việc dự đoán
diễn tiến tới sốc nhiễm khuẩn và tử vong trên nhóm đối tượng nghiên cứu
Từ khóa: nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, yếu tố tiên lượng nặng
NHIỄM KHUẨN 249