Page 246 - HSCC2025
P. 246
TS.BS. LÊ QUỐC HÙNG
CHIẾN LƯỢC SỬ DỤNG KHÁNG SINH
TRONG GIAI ĐOẠN VI KHUẨN ĐA KHÁNG THUỐC HIỆN NAY
Tình trạng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam đang là vấn đề y tế cấp bách. Các nguyên nhân khách quan như
cơ chế đề kháng thuốc đa dạng của vi khuẩn, cùng với việc lạm dụng kháng sinh, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại khoa và y
tế cộng đồng, đã làm gia tăng đáng kể nguy cơ này. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý thường xuất phát từ thiếu cơ
sở hạ tầng chẩn đoán, thiếu kiến thức, ý thức về kháng thuốc, và sự hạn chế trong việc sử dụng các loại kháng sinh mới
Sử dụng kháng sinh ngày nay không chỉ đòi hỏi sự chính xác về loại thuốc, liều lượng mà còn phải cân nhắc dựa trên
tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân ở từng bệnh viện khác nhau. Một chiến lược hiệu quả cần dựa trên phân tầng
nguy cơ nhiễm khuẩn và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh nhân. Phân tầng này không chỉ giúp xác định liệu
pháp kháng sinh phù hợp mà còn hỗ trợ lựa chọn thuốc nhắm đến các tác nhân gây bệnh kháng thuốc. Việc kết hợp
kháng sinh “cũ” và “mới” đóng vai trò quan trọng, không chỉ trong việc bảo tồn tuổi thọ kháng sinh mà còn tối ưu hóa
hiệu quả điều trị. Kháng sinh nhóm BL-BLI “mới” như ceftazidim-avibactam hoặc imipenem-cilastatin-relebactam
cần được chỉ định cẩn trọng, dựa trên kết quả vi sinh và gen kháng thuốc
Phương pháp điều trị các bệnh nhiễm trùng cần gắn liền với các chương trình quản lý kháng sinh (ASPs), áp dụng các
xét nghiệm chẩn đoán nhanh như PCR và MALDI-TOF MS, và phối hợp đa chuyên ngành giữa bác sĩ lâm sàng, dược
sĩ, và chuyên gia vi sinh. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh thuốc sau khi có kết quả vi sinh và luân phiên sử dụng kháng
sinh là những giải pháp cần thiết nhằm giảm áp lực chọn lọc trên vi khuẩn
Tóm lại, chiến lược sử dụng kháng sinh hợp lý đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, định hướng điều trị cá thể hóa và ứng dụng
công nghệ tiên tiến nhằm kiểm soát hiệu quả tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng
ThS.BSCKI. HỒ QUANG MINH
TỔNG QUAN CARBAPENEMASE VÀ ỨNG DỤNG KHÁNG SINH
NOVEL BETALACTAMASE INHIBITORS TRONG ĐIỀU TRỊ
VI KHUẨN GRAM ÂM KHÁNG CARBAPENEM
Carbapenemase là một loại enzyme do một số vi khuẩn Gram âm sản xuất, có khả năng thủy phân và làm mất tác
dụng của nhóm kháng sinh carbapenem - vốn được coi là “vũ khí cuối cùng” trong điều trị các nhiễm khuẩn nặng do
vi khuẩn đa kháng thuốc. Sự xuất hiện và lan rộng của các vi khuẩn sinh carbapenemase (carbapenemase-producing
organisms - CPO) đã đặt ra một thách thức lớn trong y học hiện đại. Có ba nhóm carbapenemase chính dựa trên cơ
chế hoạt động và cấu trúc enzyme: nhóm A (đại diện là KPC (Klebsiella pneumoniae carbapenemase)), nhóm B (NDM
(New Delhi metallo-beta-lactamase)) và nhóm D (OXA-48 (oxacillinase)). Hiện nay, có nhiều phương pháp phát hiện
vi khuẩn sinh men carbapenemase bao gồm xét nghiệm kiểu hình (mCIM, CARBA-5, kháng sinh đồ tự động, MALDI-
TOF…) và xét nghiệm kiểu gene (realtime PCR carbapenemase, multiplex PCR, giải trình tự gene). Mỗi phương pháp
có các ưu và nhược điểm riêng
Các kháng sinh nhóm kết hợp giữa beta-lactam và chất ức chế beta-lactamase (beta-lactamase inhibitors - BLI)
thế hệ mới như ceftazidime-avibactam, ceftolozane-tazobactam, imipenem-relebactam, meropenem-vaborbactam
và Sulbactam - Durlobactam đã mang lại một bước tiến lớn trong điều trị nhiễm khuẩn đa kháng thuốc sinh
carbapenemase hoặc kháng carbapenem. Các kháng sinh này được ứng dụng trong điều trị các trực khuẩn gram
âm đường ruột sinh carbapenemase (CRE), nhóm Pseudomonas aeruginosa khó trị (DTR), Acinetobacter baumanni
kháng carbapenem (CRAB)
Những kết hợp này không chỉ mở rộng phổ tác dụng của các kháng sinh beta-lactam mà còn giúp giảm thiểu việc sử
dụng các kháng sinh như colistin hoặc tigecycline. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng
trong bối cảnh kiểm soát kháng sinh, kết quả chẩn đoán cơ chế đề kháng của vi sinh lâm sàng để đạt được hiệu quả
điều trị tốt ưu
DƯỢC LÂM SÀNG - VI SINH 246