Page 212 - HSCC2025
P. 212
TS. HOÀNG MINH HOÀN
KẾT QUẢ ÁP DỤNG GÓI CHĂM SÓC DỰ PHÒNG VIÊM PHỔI LIÊN QUAN
THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) là một trong những biến chứng thường gặp nhất ở người bệnh có thở máy
xâm nhập. Theo Kollef (2014), tỷ lệ VPLQTM chung là 15,6% (293/1873), trong đó, có sự khác nhau giữa các khu vực
địa lý với tỷ lệ tại Hoa Kỳ là 13,5%; tại Châu Âu là 19,4%; Châu Mỹ Latinh và Châu Á Thái Bình Dương là 16,0%. Tần
suất mắc dao động từ 2,86 đến 125 ca trên 1000 ngày thở máy tùy từng đơn vị hồi sức, trong đó tại Việt Nam là 23,89
ca. VPLQTM đặt ra gánh nặng về kinh tế cho người bệnh cũng như cho hệ thống y tế. Tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh
viện Bạch Mai, các báo cáo từ năm 2002 đến 2015 cho thấy tỷ lệ dao động từ 24,4 đến 55,3%, tần suất từ 24,8 đến
61,3 ca trên 1000 ngày thở máy. Từ năm 2018, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản, tại Trung tâm Hồi sức tích
cực đã áp dụng gói chăm sóc dự phòng viêm phổi thở máy với 10 giải pháp cơ bản trong chăm sóc và theo dõi người
bệnh. Để đánh giá kết quả áp dụng gói chăm sóc dự phòng chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết quả áp dụng
gói chăm sóc dự phòng viêm phổi liên quan thở máy tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai”. Kết quả cho thấy
Tỷ lệ mắc VPLQTM 12,9%, tần suất xuất hiện 15,33/1000 ngày. Chủ yếu là VPLQTM muộn 78,3%, trung bình 8,4±6,8
ngày. Về mức độ tuân thủ gói dự phòng: tỉ lệ tuân thủ chung là 81,9%. Nguy cơ mắc VPLQTM tăng lên 4,3 lần ở nhóm
tuân thủ gói chăm sóc dự phòng thấp (<75%). Tuân thủ cao (≥75%) gói dự phòng làm giảm kéo dài thời gian xuất hiện
VPLQTM trung bình 49 ngày. Đa số NVYT có kiến thức tốt 67,6%. NVYT thường gặp rào cản (81,9%), trong đó, đa số
là về phía NVYT (67,6%), tỉ lệ gặp thấp hơn ở điều dưỡng
ĐIỀU DƯỠNG 212