Page 209 - HSCC2025
P. 209

ThS.BSNT. BÙI TRẦN THÀNH SƠN



            SUY GIẢM CHỨC NĂNG THẬN Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẤT BÙ CẤP:
            TIẾP CẬN NHƯ THẾ NÀO?



          WRF là một tình trạng thường gặp trong ADHF, với khoảng 60% bệnh nhân có mức lọc cầu thận ước tính (eGFR) dưới
          60 ml/phút. Tình trạng này không chỉ phổ biến mà còn liên quan đến tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân suy tim mạn tính
          Cơ chế bệnh sinh của WRF trong ADHF chủ yếu liên quan đến hai yếu tố: giảm cung lượng tim và tăng áp lực tĩnh
          mạch trung tâm (CVP). Các nghiên cứu cho thấy rằng sung huyết tĩnh mạch, hơn là giảm cung lượng tim, đóng vai trò
          quyết định trong sự hình thành WRF
          Không phải mọi trường hợp WRF đều đồng nghĩa với tổn thương thận cấp (AKI). Sự tăng creatinine ở bệnh nhân ADHF
          thường do các yếu tố huyết động và không phản ánh tổn thương thận thực sự
          Giảm sung huyết là mục tiêu quan trọng trong điều trị ADHF. Đáp ứng với liệu pháp lợi tiểu là yếu tố tiên lượng quan
          trọng nhất, và hiện tượng giảm chức năng thận có thể là thoáng qua
          Việc đánh giá sung huyết cần được thực hiện liên tục và phối hợp nhiều phương pháp. Đánh giá đầy đủ và kịp thời sẽ
          giúp định hướng điều trị và cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân
          Chiến lược điều trị WRF cần tập trung vào việc giảm sung huyết, tối ưu hóa huyết động, và theo dõi sát chức năng
          thận. Điều quan trọng là cần điều chỉnh liệu pháp lợi tiểu dựa trên tình trạng sung huyết và đáp ứng của bệnh nhân,
          để cải thiện kết quả điều trị và giảm nguy cơ biến chứng




          TS.BS. NGUYỄN BÁ TUÂN



            ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA KHOÁ ĐÀO TẠO SƠ CỨU
            CHẤN THƯƠNG (PRIMARY TRAUMA CARE-PTC) Ở KHOA CẤP CỨU
            CỦA HAI BỆNH VIỆN TỈNH NINH BÌNH VÀ THANH HÓA



          Đặt vấn đề: Đào tạo sơ cứu chấn thương (The Primary Trauma Care-PTC) đã được dạy ở trên 80 nước khắp thế giới
          cũng như ở Việt nam từ năm 1997. Tuy nhiên, hiệu quả của khoá học lên kiến thức, thực hành của nhân viên y tế cũng
          như trên bệnh nhân chưa được đánh giá 1 cách cụ thể và chính xác
          Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành dạy học và đánh giá các tiêu chí trên (Can thiệp trước-sau) ở 2 bệnh
          viện tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá từ tháng 7/2021 đến 9/2022. Trong đó, các khóa PTC được dạy ở các bệnh viện vào
          tháng 2 và tháng 3 năm 2022
          Kết quả: Có tất cả 80 nhân viên khoa cấp cứu ở 2 bệnh viện (bao gồm 34 bác sĩ và 46 điều dưỡng) tham gia vào khoá
          đào tạo. 100% hài lòng về khoá học, điểm về kiến thức và kỹ năng sau khóa học đều cải thiện có ý nghĩa thống kê so
          với trước khoá học ở cả 2 nhóm bác sĩ và điều dưỡng. Sự cải thiện này duy trì đến 6 tháng sau khóa học

          Đối với bệnh nhân, trong thời gian nghiên cứu có 5690 ca được lấy vào nghiên cứu. Tỷ lệ tử vong sau 24 giờ và 30
          ngày sau đào tạo giảm có ý nghĩa thống kê so với trước khóa học (1.0% vs 2.9%; 2.4% vs 4.6% p <0.05). Tuy nhiên,
          thời gian nằm viện không có sự khác biệt giữa trước và sau can thiệp (p=0.458). Tương tự, điểm chất lượng cuộc sống
          cũng không thay đổi
          Kết luận: Khoá đào tạo PTC giúp cải thiện trình độ sơ cứu chấn thương của nhân viên y tế, giảm tỷ lệ tử vong 2h và 30
          ngày mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh






          CHỦ ĐỀ CHUNG                                     209
   204   205   206   207   208   209   210   211   212   213   214