Page 217 - HSCC2025
P. 217

ĐD. NGUYỄN THỊ THU TRANG



            SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ CỦA NGƯỜI BỆNH LỌC MÁU LIÊN TỤC (CRRT) TẠI
            KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC - BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC NĂM 2024



          Tóm tắt: Hạ thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể < 35ºC) trong CRRT xảy ra do mất nhiệt do tuần hoàn máu ngoài cơ thể. Tình
          trạng này chưa được chẩn đoán đầy đủ và có thể xảy ra ở 44% trường hợp. Do đó, chúng tôi đã tiến hành một nghiên
          cứu quan sát với mục tiêu chính là đánh giá tỷ lệ hạ thân nhiệt ở những bệnh nhân CRRT và mối liên quan giữa tốc độ
          chạy CRRT có ảnh hưởng đến thân nhiệt hay không

          Phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 33 bệnh nhân có chỉ định chạy CRRT tại khoa Hồi sức tích cực 1 từ
          tháng 1/2024 đến tháng 10/2024, gồm tất cả bệnh nhân có chỉ định chạy CRRT tại khoa Hồi sức tích cực 1 có thời
          gian chạy CRRT >6h và trước đó bệnh nhân không có tình trạng hạ thân nhiệt
          Bệnh nhân được theo dõi nhiệt độ liên tục bằng monitoring. Quan sát và ghi lại nhiệt độ trước lọc 1h, sau chạy siêu
          lọc 1h, 6h và sau khi kết thúc quá trình siêu lọc 1h

          Kết quả: Trong 33 bệnh nhân được nghiên cứu, có 23 trường hợp xuất hiện tình trạng hạ thân nhiệt chiếm 69,69%. Độ
          chênh lệch nhiệt độ trung bình là 2.1±0.5°
          Sau chạy siêu lọc 1 giờ, không có bệnh nhân nào trong tình trạng hạ thân nhiệt → quá trình hạ thân nhiệt chỉ xảy ra
          trong lúc chạy siêu lọc
          Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến hạ thân nhiệt cho bệnh nhân chạy CRRT. Đó là chẩn đoán và tốc độ rút (remove) (P<0.05)
          Kết luận: Qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hạ thân nhiệt ở bệnh nhân chạy CRRT là rất cao, nhân viên y tế cần chủ động
          phòng ngừa hạ thân nhiệt cho bệnh nhân, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc, hướng đến đạt kết quả tốt trong
          điều trị người bệnh



          CNĐD. BÙI QUANG HÂN



            ĐẶC ĐIỂM ĐAU THEO THANG ĐIỂM HÀNH VI (BPS)
            Ở BỆNH NHÂN THÔNG KHÍ NHÂN TẠO TẠI TRUNG TÂM
            HỒI SỨC TÍCH CỰC – BỆNH VIỆN BẠCH MAI


          Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm đau theo thang điểm Behavioral Pain Scale (BPS) ở người bệnh có thở máy xâm nhập tại
          Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai
          Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên nhóm bệnh nhân thở máy xâm nhập từ 48 giờ trở lên, từ tháng 4 năm
          2024 đến tháng 6 năm 2024. Các thông số về mức độ đau (BPS), đặc điểm lâm sàng, tình trạng bệnh lý nền, và các
          yếu tố liên quan được thu thập và phân tích
          Kết quả: Tổng số 48 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Giá trị trung bình của BPS khi nghỉ ngơi là 3,46 ± 0,87, tỉ lệ
          bệnh nhân có đau là 27,0% và tỉ lệ bệnh nhân có tình trạng đau nhiều (BPS ≥6) là 1/48 (2,1%). Khi bệnh nhân được
          thực hiện các hoạt động chăm sóc điều dưỡng, tỉ lệ bệnh nhân đau nhiều (BPS ≥6) với hoạt động hút đờm là lớn nhất,
          với 12/48 bệnh nhân (25%). Các bệnh nhân nữ có các phản ứng với đau nhiều hơn. Các yếu tố như hoạt động hút
          đờm, bệnh nhân hồi sức sau phẫu thuật, bệnh nhân có đặt hệ thống tim phổi nhân tạo (ECMO) có thể là các yếu tố
          làm tăng mức độ đau của bệnh nhân
          Kết luận: Tỉ lệ hiện mắc của mức độ đau nhiều trong nhóm bệnh nhân thở máy xâm nhập tại Trung tâm Hồi sức tích
          cực – Bệnh viện Bạch Mai là thấp, với 2,1%. Tuy nhiên ở các thời điểm bệnh nhân thở máy xâm nhập được thực hiện
          các hoạt động chăm sóc điều dưỡng có tỉ lệ đau tăng lên đáng kể, đặc biệt là khi hút đờm





          ĐIỀU DƯỠNG                                       217
   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222