Page 216 - HSCC2025
P. 216

ĐD. VÕ THỊ THANH ÂN



            VAI TRÒ CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRONG QUẢN LÝ DỊCH TRUYỀN
            Ở BỆNH NHÂN NẶNG



          Đặt vấn đề: Rối loạn điện giải và cân bằng dịch làm tăng tỷ lệ bệnh nặng. Theo nghiên cứu của Tsai YC năm 2015, khi
          tình trạng thừa nước tăng 1%, nguy cơ tử vong tăng 8%. Việc hiểu rõ thành phần dịch và lợi ích, tác hại của truyền dịch
          là rất cần thiết. Do đó, cập nhật và phổ biến kiến thức về dịch truyền cho điều dưỡng là quan trọng
          Đặc điểm dịch truyền: Có nhiều loại dịch truyền với đặc tính khác nhau, cần được coi như thuốc. Truyền dịch tĩnh
          mạch đúng chỉ định giúp duy trì cân bằng nội môi và ngăn ngừa tổn thương cơ quan. Quan trọng là hiểu rõ các khái
          niệm truyền dịch bolus, đánh giá đáp ứng dịch, dịch duy trì, cân bằng dịch hàng ngày, tích lũy và quá tải dịch. Đánh
          giá chính xác lượng dịch mất đi là cần thiết để điều chỉnh lượng dịch bù đắp, giúp duy trì sức khỏe tổng thể
          Vai trò của điều dưỡng: Theo dõi và đánh giá là yếu tố then chốt trong chăm sóc bệnh nhân rối loạn cân bằng dịch
          và điện giải. Điều dưỡng cần đánh giá kỹ lưỡng các dấu hiệu lâm sàng để xác định nguyên nhân và thực hiện các kế
          hoạch can thiệp kịp thời. Điều này giúp phát triển kế hoạch chăm sóc toàn diện và hiệu quả


          ThSĐD. NGÔ MẠNH CƯỜNG



            SÀNG LỌC RỐI LOẠN NUỐT ĐỂ PHÒNG NGỪA NGUY CƠ HÍT SẶC
            CHO BỆNH NHÂN HỒI SỨC CẤP CỨU



          Đặt vấn đề: Rối loạn nuốt (dysphagia) ở bệnh nhân hồi sức thường có tần suất xuất hiện cao, đặc biệt là ở những bệnh
          nhân đang trong tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Tần suất này có thể thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, như:
          Bệnh thần kinh: Bệnh nhân có thể mắc các rối loạn thần kinh như đột quỵ, bệnh Parkinson, hoặc các bệnh lý thần kinh
          khác, dẫn đến khó khăn trong quá trình nuốt
          Tình trạng bệnh lý nói chung: Những bệnh nhân đang trong tình trạng hồi sức tích cực có thể gặp phải yếu sức cơ và
          khó khăn khi nuốt
          Sử dụng ống nội khí quản: Các bệnh nhân được đặt ống nội khí quản có nguy cơ cao hơn mắc phải rối loạn nuốt sau
          khi rút ống
          Tần suất có thể dao động từ 20% đến 50% ở các bệnh nhân hồi sức, tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng và cách thức
          chăm sóc. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời rối loạn nuốt rất quan trọng để giảm nguy cơ biến chứng như viêm
          phổi do hít phải hoặc suy dinh dưỡng
          Tính cấp thiết của công cụ sàng lọc rối loạn nuốt
          Có nhiều phương pháp chẩn đoán rối loạn nuốt như sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình: nội soi, chụp dưới
          màn tăng sáng và sử dụng các công cụ sàng lọc tình trạng rối loạn nuốt như: thang điểm GUSS, kiểm tra uống nước
          Trong bối cảnh chăm sóc cấp tính tại khoa hồi sức, đòi hỏi sự đánh giá và thăm khám thường xuyên cho bệnh nhân từ
          các điều dưỡng để có thể nhận ra nguy cơ và phát hiện rối loạn nuốt từ đó có thể phòng ngừa các biến chứng nghiêm
          trọng do hít phải. Do đó, cần có một công cụ sử dụng dễ dàng trong thực hành, có khả năng sàng lọc rối loạn nuốt
          tốt, cũng như phù hợp cho điều dưỡng
          Khuyến nghị: Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu và khuyến nghị áp dụng công cụ sàng lọc rối loạn nuốt “The Yale Swallow
          Screen” dành cho điều dưỡng để đánh giá rối loạn nuốt cho bệnh nhân tại khoa hồi sức cấp cứu. Đây là công cụ đã
          được nhiều nghiên cứu đánh giá khả năng áp dụng với điều dưỡng, công cụ có độ nhạy và độ đặc hiệu cao và cũng
          được hiệp hội hồi sức đề xuất sử dụng

          Từ khóa: rối loạn nuốt, công cụ sàng lọc rối loạn nuốt



          ĐIỀU DƯỠNG                                       216
   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221