Page 208 - HSCC2025
P. 208

BSCKII. NGUYỄN MINH TIẾN



            KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ OXY HÓA MÁU QUA MÀNG NGOÀI
            CƠ THỂ Ở TRẺ HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP TIẾN TRIỂN NẶNG
            TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ



          Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể ở trẻ hội chứng suy hô hấp tiến triển nặng
          tại bệnh viện nhi đồng Thành phố
          Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt trường hợp
          Kết quả: 19 trẻ hội chứng suy hô hấp tiến triển nặng, thất bại với các biện pháp hồi sức tích cực thông thường, được
          điều trị với kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO), tuổi trung vị 4 tuổi, nhỏ nhất 1 ngày tuổi, lớn nhất 15
          tuổi. Bệnh lý gây hội chứng suy hô hấp tiến triển tuần hoàn nặng bao gồm viêm phổi, COVID-19, viêm phổi hít phân
          su, ong đốt, sốt xuất huyết dengue. Điều trị ECMO cho thấy cải thiện tình trạng lâm sàng như tím tái, nhịp tim, SpO 2,
          PaO 2, PaO 2/FiO 2, AaDO 2, toan chuyển hóa, toan hô hấp, lactate máu. Tỉ lệ sống còn 52.6%
          Kết luận: kỹ thuật oxy hóa qua màng ngoài cơ thể là biện pháp cuối cùng được chỉ định thích hợp cho những bệnh lý
          có cơ hội phục hồi cao như viêm phổi siêu vi, viêm phổi hít phân su
          Từ khóa: hội chứng suy hô hấp tiến triển, oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể




          ThS.BS. NGUYỄN HỮU VIỆT



            CA LÂM SÀNG: SUY GAN CẤP DO AMIODARONE



          Amiodarone là một trong những loại thuốc chống loạn nhịp được sử dụng phổ biến nhất trong cấp cứu tim mạch, để
          điều trị và dự phòng một số loại rối loạn nhịp tim: nhanh thất, nhịp nhanh QRS rộng, rung nhĩ và nhịp nhanh kịch phát
          trên thất. Amiodarone thuộc nhóm thuốc chống loạn nhịp nhóm III, có tác dụng ngăn cản ion natri ngoài tế bào đi
          vào tế bào thông qua kênh natri nhanh, làm giảm tốc độ khử cực tối đa của pha 0 của điện thể hoạt động, do vậy làm
          kéo dài thời gian điện thế hoạt động và thời kỳ trơ có hiệu quả dẫn tới làm chậm quá trình tái cực. Các tác dụng phụ
          thường gặp được báo cáo trong quá trình điều trị bao gồm buồn nôn, viêm tĩnh mạch tại vị trí tiêm truyền, rối loạn
          chức năng tuyến giáp, độc tính với phổi và gan
          Độc tính với gan của amiodarone đã được ghi nhận từ lâu và chủ yếu là tình trạng tăng men gan từ nhẹ đến vừa. Tuy
          nhiên, suy gan tối cấp do dùng amiodarone đường tĩnh mạch là một biến chứng hiếm gặp nhưng có khả năng tiến
          triển nặng nguy kịch gây tử vong nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời. Ca lâm sàng một bệnh nhân nam
          85 tuổi nhập viện cấp cứu vì rung nhĩ nhanh, được xử trí bằng amiodarone đường tĩnh mạch. Sau khi tình trạng tim
          mạch ổn định, bệnh nhân có biểu hiện tổn thương gan cấp tính 24 – 36 giờ sau khi bắt đầu dùng amiodarone. Báo
          cáo ca bệnh nhằm mục đích làm nổi bật tầm quan trọng của việc theo dõi những bệnh nhân đang được điều trị bằng
          amiodarone đường tĩnh mạch để phát hiện sớm tình trạng tổn thương gan cấp tính nghiêm trọng đe dọa đến tính
          mạng và cách xử trí thích hợp sau đó















          CHỦ ĐỀ CHUNG                                     208
   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212   213