Page 197 - HSCC2025
P. 197
ThS.BS. LÊ QUANG THẢO
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG THỨC THÔNG KHÍ
NẰM SẤP ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG SUY HÔ HẤP CẤP TIẾN TRIỂN
TRÊN BỆNH NHÂN BỎNG HÔ HẤP
Đặt vấn đề: Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) là một biến chứng thường gặp trên bệnh nhân bỏng nặng, đặc
biệt có bỏng hô hấp kết hợp với tỷ lệ tử vong cao. Thông khí nằm sấp (TKNS) có tác dụng làm giảm tình trạng căng
giãn phế nang quá mức ở vùng phổi phía xương ức và huy động phế nang ở 2 vùng phổi phía lưng nên làm đồng bộ tỷ
lệ thông khí/tưới máu (VA/Q) ở các vùng phổi. Từ đó giúp cải thiện oxy máu và cơ học phổi ở bệnh nhân ARDS. Trên
bệnh nhân bỏng hô hấp, còn ít nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của phương thức TKNS điều trị ARDS
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả cải thiện oxy hoá máu, cơ học phổi và tính an toàn sau thông khí nằm sấp ở
bệnh nhân bỏng hô hấp
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, theo dõi dọc, tiến hành trên 26 bệnh nhân người
lớn có bỏng hô hấp, mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu – Viện Bỏng Quốc Gia
thời gian từ 01/2023 đến 12/2024. Các chỉ số oxy hóa máu, thanh thải CO 2, cơ học phổi trước, trong và sau thông khí,
các tai biến, biến chứng trong quá trình thông khí, kết quả điều trị được thu thập
Kết quả: 26 bệnh nhân bỏng hô hấp với diện tích bỏng trung bình: 64,96 ± 19,06 %, diện bỏng sâu trung bình: 32 ±
14,75 %. Trong quá trình TKNS: oxy hóa máu cải thiện đáng kể theo thời gian, tỷ số PaO 2/FiO 2 tăng dần so với trước
thông khí (p<0,05). Áp suất riêng phần của CO 2 giảm có ý nghĩa sau 6 giờ, nhưng các thời điểm tiếp theo thấp hơn
nhưng không có ý nghĩa thống kê. Độ giãn nở phổi tĩnh tăng rõ rệt sau TKNS 6 giờ: từ 22,58 ± 3,31 ml/cm H 2O lên 24
± 3,41 ml/cm H 2O (p < 0,05). Áp lực đỉnh đường thở, áp lực bình nguyên nguyên, áp lực đường thở trung bình giảm có
ý nghĩa sau TKNS 6 giờ (p < 0,05). TKNS khá an toàn: không có bệnh nhân nào tụt huyết áp, ngừng tim, tắc hoặc tuột
ống nội khí quản; có 01 bệnh nhân bị tuột catheter (chiếm 3,85%), 01 bệnh nhân bị loét tỳ đè (chiếm 3,85%), 02 bệnh
nhân bị nôn (chiếm 7,69%). Tuy nhiên, Biến chứng phù nề vùng mặt chiếm tỷ lệ cao 22/26 bệnh nhân (chiếm84,62%).
Tỷ lệ bệnh nhân cải thiện oxy hóa máu cao (chiếm 80,77%), tỷ lệ tử vong là 61,54%
Kết luận: Kết quả bước đầu cho thấy thông khí nằm sấp là phương thức thông khí có hiệu quả cải thiện oxy hoá máu,
cơ học phổi và khá an toàn đối với bệnh nhân bỏng hô hấp mắc hội chứng ARDS
ThS.BS. HOÀNG VĂN VỤ
ĐẶC ĐIỂM NGỘ ĐỘC KHÍ CO VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
TRÊN BỆNH NHÂN BỎNG HÔ HẤP
Ngộ độc khí carbon monoxide (CO) là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất trong các vụ hỏa hoạn. CO liên kết với
hemoglobin tạo thành carboxyhemoglobin (HbCO), làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, gây thiếu oxy mô
và tổn thương tế bào
Chẩn đoán ngộ độc CO thường bị bỏ qua do triệu chứng không đặc hiệu và thiếu thiết bị chẩn đoán chuyên dụng. Xác
định nồng độ CO trong máu cần sử dụng như máy đo SpCO xung không xâm lấn hoặc đo bằng kit khí máu riêng biệt
nhưng các thiết bị này chưa phổ biến ở Việt Nam
Nghiên cứu được thực hiện trên 68 bệnh nhân bỏng người lớn có tổn thương bỏng hô hấp nhằm đánh giá tỷ lệ ngộ độc
CO và mối liên hệ với các yếu tố lâm sàng, mức độ bỏng, các biện pháp hỗ trợ hô hấp trước khi nhập viện, các chỉ số khí
máu và tỷ lệ tử vong. Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bỏng hô hấp có ngộ độc khí CO là 35,3%. Cá bệnh nhân ngộ độc
CO có tỷ lệ tổn thương đường hô hấp nặng cao hơn (29,2% so với 9,1%; p = 0,03), nồng độ lactate máu động mạch cao
hơn (5,2 ± 2,7 so với 3,9 ± 1,8 mmol/l; p = 0,014) và giá trị PaCO 2 thấp hơn (34,4 ± 7,1 so với 39,9 ± 9,3 mmHg; p < 0,01)
BỎNG 197