Page 195 - HSCC2025
P. 195
GS.TS. NGUYỄN NHƯ LÂM
TỔ CHỨC ĐÁP ỨNG Y TẾ TRONG THẢM HỌA
CHÁY NỔ VÀ BỎNG HÀNG LOẠT
Thảm họa cháy nổ và bỏng hàng loạt luôn đi cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là với các ngành công
nghiệp với các đặc điểm: Xảy ra bất ngờ, ở nơi tập trung đông người như khu công nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất,
ô tô, tàu, chợ, siêu thị, nhà hàng, chung cư cao tầng
Công tác đáp ứng y tế trong các vụ bỏng hàng loạt hoặc thảm họa bỏng khó khăn hơn nhiều so với các trường hợp
tai nạn bỏng đơn lẻ do: Tai nạn xảy ra bất ngờ, số lượng lớn nạn nhân cùng một lúc; tính chất của chấn thương bỏng
phức tạp, nhất là bỏng hô hấp, nhiễm độc, nhiều chấn thương và vết thương kết hợp; ngay lập tức phải huy động một
số lượng lớn về nhân lực, phương tiện, cơ sở vật chất, đồng thời đòi hỏi phải nhân viên y tế có kinh nghiệm chuyên
khoa Bỏng. Kết quả điều trị bệnh nhân bỏng hàng loạt ở tuyến chuyên khoa Bỏng phụ thuộc đáng kể vào công tác tổ
chức sơ cấp cứu tại chỗ, phân loại, vận chuyển và điều trị tại các tuyến y tế
Mặc dù ngành y tế đã có rất nhiều cố gắng nhưng trình độ chuyên môn còn hạn chế trong công tác cấp cứu và điều
trị bỏng hàng loạt, đặc biệt là nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao, nhiều trường hợp bỏng chưa được xử lý kỳ đầu đúng,
cấp cứu chưa kịp thời, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cứu sống và kết quả điều trị
Báo cáo này trình bày các khái niệm cơ bản và cập nhật các kiến thức chuyên sâu về công tác tổ chức đáp ứng y tế
trong thảm họa cháy nổ và bỏng hàng loạt. Các nội dung nhấn mạnh gồm: mô hình đáp ứng y tế, công tác phân loại,
cấp cứu, vận chuyển nạn nhân tại hiện trường, công tác thu dung, cấp cứu và điều trị các các cơ sở y tế chuyên khoa
và không chuyên khoa
TS.BS. NGUYỄN TIẾN DŨNG
TỔ, ĐỘI CẤP CỨU CHUYÊN KHOA BỎNG
Tổ, Đội cấp cứu chuyên khoa Bỏng đóng vai trò quan trọng trong công tác điều trị và cấp cứu bệnh nhân bị bỏng, đặc
biệt trong các tình huống khẩn cấp như tai nạn lao động, hỏa hoạn hoặc thảm họa. Đây là lực lượng chuyên trách, có
nhiệm vụ sơ cứu, điều trị ban đầu và vận chuyển bệnh nhân bỏng đến các cơ sở y tế phù hợp nhằm giảm thiểu tổn
thương, nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm.Thành phần của Tổ, Đội cấp cứu chuyên khoa Bỏng thường
bao gồm bác sĩ chuyên khoa, điều dưỡng, kỹ thuật viên và nhân viên hỗ trợ có kiến thức chuyên sâu về chống sốc,
xử lý các cấp cứu tối khẩn cấp, cũng như vết thương, vết bỏng. Ngoài ra, đội còn có khả năng đánh giá mức độ bỏng,
phân loại bệnh nhân và quyết định hướng điều trị phù hợp. Các thành viên còn tham gia vào các chương trình huấn
luyện sơ cứu bỏng cho nhân viên y tế tuyến dưới, lực lượng cứu hộ và người dân, góp phần nâng cao nhận thức về
phòng chống bỏng. Bên cạnh đó, đội còn phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế khác để bảo đảm chuỗi cấp cứu – điều
trị – phục hồi hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, Tổ, Đội cấp cứu chuyên khoa Bỏng cần được đầu tư về trang
thiết bị, đào tạo chuyên sâu và tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới. Với vai trò
quan trọng trong việc cứu chữa bệnh nhân bỏng, Tổ, Đội cấp cứu chuyên khoa Bỏng không chỉ góp phần giảm thiểu
thiệt hại do bỏng gây ra mà còn giúp cải thiện chất lượng sống cho người bệnh, đồng thời nâng cao nhận thức cộng
đồng về phòng ngừa và xử trí bỏng hiệu quả
BỎNG 195