Page 204 - HSCC2025
P. 204

TS.BS. ĐẶNG VIỆT ĐỨC



            TỪ HỖ TRỢ CƠ HỌC NGẮN HẠN SANG DÀI HẠN
            Ở BỆNH NHÂN SỐC TIM, NHỮNG DỮ LIỆU LÂM SÀNG MỚI
            VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI TỪ MỘT TRUNG TÂM



          Bệnh nhân được sử dụng dụng cụ hỗ trợ cơ học ngắn hạn như ECMO, IABP hiện nay được áp dụng rộng rãi trong thực
          hành lâm sàng tại Việt nam. Tuy nhiên có một tỷ lệ bệnh nhân không thể bỏ dụng cụ hỗ trợ cơ học ngắn hạn được,
          khi đó các dụng cụ hỗ trợ thất trái dài hạn là yêu cầu đặt ra trong thực hành lâm sàng như hệ thống Centrimag, hỗ trợ
          thất trái. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện 2 ca lâm sàng LVAD và BiVAD theo đúng các tiêu chuẩn
          quốc tế với một số kinh nghiệm triển khai, mong muốn chia sẻ với các đồng nghiệp cả nước, hướng tới tối ưu chương
          trình quản lý suy tim giai đoạn muộn tại Việt Nam




          BSCKI. NGUYỄN LÝ MINH DUY


            RỐI LOẠN HUYẾT ĐỘNG TRONG ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN




          Đặt nội khí quản (NKQ) là một thủ thuật quan trọng nhưng đầy thách thức trong điều trị bệnh nhân tại khoa hồi sức
          tích cực (ICU), với nguy cơ cao về các biến cố huyết động. Các biến chứng chính bao gồm tụt huyết áp (25–40%),
          giảm oxy máu nặng (25%), và ngưng tim (2–3%), đặc biệt phổ biến hơn trong môi trường ICU so với phòng mổ.
          Nguyên nhân gây rối loạn huyết động liên quan đến tác động của thuốc an thần, dãn cơ, thông khí áp lực dương,
          giảm hồi lưu tĩnh mạch và mất cơ chế tăng huyết áp trước thủ thuật. Khác với phòng mổ, NKQ tại ICU chủ yếu nhằm
          cứu sống bệnh nhân, do đó cần xem mọi trường hợp là đường thở khó về mặt sinh lý. Quản lý hiệu quả tình trạng rối
          loạn huyết động trong đặt NKQ đòi hỏi phải đánh giá toàn diện các yếu tố nguy cơ, chỉ số sốc (Shock Index) và các
          thang điểm khác. Chuẩn bị trước thủ thuật bao gồm tiền oxy hóa, bù dịch, và sử dụng thuốc vận mạch nhằm duy trì
          huyết động ổn định. Các thuốc khởi mê như etomidate và ketamine được khuyến nghị nhờ tính ổn định huyết động,
          trong khi propofol có liên quan đến tăng nguy cơ tụt huyết áp. Các nghiên cứu quốc tế như INTUBE và PREPARE đã
          cung cấp bằng chứng quan trọng, nhấn mạnh rằng việc chuẩn bị kỹ càng và hồi sức trước thủ thuật là yếu tố quyết
          định để giảm nguy cơ biến chứng. Ngoài ra, các chiến lược xử trí như Resuscitation Sequence Intubation hoặc Rapid
          Sequence Intubation được hiệu chỉnh có thể cải thiện hiệu quả rối loạn huyết động trong trường hợp bệnh nhân có
          nguy cơ cao
          Từ khóa: Rối loạn huyết động, nội khí quản


























          SỐC – HUYẾT ĐỘNG                                 204
   199   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209