Page 205 - HSCC2025
P. 205
ThS.BSCKI. NGUYỄN HỮU TÍN
CA LÂM SÀNG MINH HỌA ỨNG DỤNG SIÊU ÂM POCUS
TRONG TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ SỐC NHIỄM KHUẨN
Giới thiệu: Sốc nhiễm khuẩn là một bệnh cảnh phổ biến nhưng phức tạp tại khoa Hồi sức tích cực, với nhiều biểu hiện
đa dạng và đòi hỏi phải có phương pháp tiếp cận cá thể hóa trong quản lý. Một số thách thức nổi bật bao gồm việc
xác định liệu cơ chế sốc có phải là nhiễm khuẩn đơn thuần hay có sự phối hợp của các cơ chế khác, tìm kiếm ổ nhiễm
khuẩn và tối ưu hóa hồi sức dịch, vận mạch và inotrope. Trong ca lâm sàng này, chúng tôi xin chia sẻ kinh nghiệm sử
dụng siêu âm POCUS trong tiếp cận sốc nhiễm khuẩn trong thực hành lâm sàng.
Mô tả ca lâm sàng: Bệnh nhân nam, 56 tuổi, nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng và sốc, nghi ngờ sốc nhiễm
khuẩn từ tiêu điểm viêm phổi. Siêu âm POCUS được thực hiện theo phương pháp tiếp cận đa phương thức: đánh giá
cơ chế sốc theo RUSH protocol, xác định ổ nhiễm khuẩn bằng siêu âm phổi, và hướng dẫn hồi sức dịch, sử dụng thuốc
vận mạch và inotrope. Các phát hiện từ siêu âm đã hỗ trợ đưa ra quyết định điều trị kịp thời, góp phần cải thiện tình
trạng huyết động.
Thảo luận: Mặc dù sốc nhiễm khuẩn là một tình trạng phổ biến tại ICU, việc tiếp cận chẩn đoán và điều trị vẫn đặt ra
nhiều thách thức, bao gồm xác định cơ chế sốc, đánh giá ổ nhiễm khuẩn, và tối ưu hóa hồi sức. Ứng dụng siêu âm
POCUS đã chứng minh tính hiệu quả trong việc cải thiện tiếp cận sốc nhiễm khuẩn, từ giai đoạn xác định chẩn đoán
đến hỗ trợ các quyết định điều trị cá thể hóa, như bù dịch, sử dụng vận mạch, và inotrope. Điều này cho thấy vai trò
quan trọng của POCUS như một công cụ hữu ích trong thực hành lâm sàng.
Từ khóa: Sốc nhiễm khuẩn, Siêu âm POCUS
TS.BS. NGUYỄN NGỌC TÚ
TIẾP CẬN THỰC HÀNH SỬ DỤNG THUỐC VẬN MẠCH
TRONG SỐC NHIỄM KHUẨN
Liệu pháp điều trị sốc nhiễm khuẩn, đặc biệt là tình trạng hạ huyết áp bao gồm việc bù dịch và sử dụng thuốc vận
mạch để điều chỉnh suy giảm trương lực mạch máu, cải thiện áp lực tưới máu đến các cơ quan. Ở bệnh nhân sốc
nhiễm khuẩn, 3 cơ chế thường gặp đóng góp vào tình trạng sốc bao gồm: giảm tiền tải (thoát dịch vào mô kẽ, mất
dịch vào khoang thứ 3 hoặc có kèm mất máu), giãn mạch và ức chế co bóp cơ tim do nhiễm khuẩn
Norepinephrine được khuyến nghị là thuốc vận mạch đầu tay do tác dụng nhanh chóng đạt được mục tiêu huyết áp
động mạch trung bình và giảm nguy cơ quá tải dịch. Vasopressin và các chất tương tự là lựa chọn thứ hai, vì bằng
chứng gần đây cho thấy rằng việc sử dụng sớm không mang lại lợi ích so với norepinephrine, được phối hợp sử
dụng khi norepinephrine đã dùng liều 0,25–0,5 µg/kg/phút. Trong trường hợp chưa đạt mục tiêu huyết áp mà phải
sử dụng liều norepinephrine lên ≥1 µg/kg/phút cần đồng thời đánh giá một cách kỹ lưỡng các yếu tố liên quan đến
tình trạng sốc của bệnh nhân. Adrenaline sử dụng khi có kèm tình trạng giảm sức co bóp cơ tim, nguy cơ rối loạn
nhịp thấp hoặc tác dụng bất lợi của vasopressin là đáng kể, được khuyến cáo sử dụng khi bệnh nhân không đáp ứng
với norepinephrine và vasopressin. Thuốc tăng sức co bóp tim như dobutamine được sử dụng cho bệnh nhân có lưu
lượng tim thấp dù đã hồi sức dịch đầy đủ
SỐC – HUYẾT ĐỘNG 205