Page 219 - HSCC2025
P. 219
CNĐD. TẠ BÁ TOÀN
ÁP DỤNG THANG ĐIỂM RASS TRONG CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI
NGƯỜI BỆNH THỞ MÁY XÂM NHẬP CÓ SỬ DỤNG THUỐC AN THẦN
Mục tiêu: Nhận xét kết quả áp dụng thang điểm RASS trong chăm sóc và theo dõi người bệnh thở máy xâm nhập có
sử dụng thuốc an thần tại Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai
Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu trên 60 người bệnh thông khí nhân tạo xâm nhập có sử dụng thuốc an thần với 1281
lần chấm điểm RASS tại trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024
Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ: 2/1, tuổi trung bình: 59,87 ± 19,40 với 55% người bệnh có tuổi từ 60 đến 80 tuổi. Nguyên nhân
sử dụng an thần gặp nhiều nhất là tình trạng kích thích liên quan đến các bệnh lý hô hấp (66,7%). Điểm RASS trung
bình khi khởi đầu là -2,58 ± 2,39 và giảm dần tại ngày thứ 3 và thứ 4 với điểm trung bình lần lượt là -1,29 ± 2,71 và -1,5
± 2,2 khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điểm RASS được đánh giá bởi điều dưỡng và bác sĩ là tương đương
nhau (-2,69 ± 2,24 so với -2,7 ± 2,05), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p=0,949)
Kết luận: Điểm RASS có thể áp dụng rộng rãi với nhiều đối tượng người bệnh và dễ dàng áp dụng với đối tượng điều dưỡng
Từ khóa: thang điểm RASS, thang điểm Richmond, mức độ an thần
ThSĐD. TRẦN XUÂN NGỌC
KHẢO SÁT TỶ LỆ BIẾN CHỨNG TIÊM ENOXAPARIN
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC
Nghiên cứu quan sát tiến cứu này mô tả tỷ lệ biến chứng ở bệnh nhân sử dụng Enoxaparin đường tiêm dưới da và các
yếu tố liên quan tại Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2024. Trong 55 bệnh nhân,
90,9% gặp tác dụng không mong muốn và 9,1% trường hợp không xuất hiện biến chứng; 7 trường hợp (12,72%) có
biến chứng toàn thân và tại chỗ, 43 trường hợp (78,18%) có biến chứng tại chỗ. Các yếu tố liên quan đến biến chứng
toàn thân gồm tiền căn xuất huyết, thay đổi mức lọc cầu thận, tiền sử suy tim, và tiêm 2 mũi/ngày (p < 0,05). Các yếu
tố liên quan đến biến chứng tại chỗ gồm tuổi, cân nặng, thời gian nằm viện, thời gian dùng thuốc, tiền sử tăng huyết
áp, đái tháo đường, và tiêm 2 mũi/ngày (p < 0,05). Kết quả cho thấy Enoxaparin, dù ưu việt hơn heparin nhờ tính khả
dụng sinh học cao, nhưng vẫn xuất hiện nhiều tác dụng phụ,điều này đòi hỏi nhân viên y tế cần tuân thủ hướng dẫn
sử dụng và theo dõi sát bệnh nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng
Từ khóa: Enoxaparin, thuốc chống đông, biến chứng
ĐIỀU DƯỠNG 219