Page 221 - HSCC2025
P. 221

CNĐD. PHẠM THỊ PHƯƠNG LÂM



            TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ
            TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC, BỆNH VIỆN QUÂN Y 175



          Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ đến bệnh lý nặng tại Hồi sức tích cực. Sàng lọc, phân loại và đánh giá
          nguy cơ suy dinh dưỡng là rất quan trọng, từ đó đưa ra kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng phù hợp với từng người bệnh
          Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm về dinh dưỡng; khảo sát tình trạng dinh dưỡng sau 1 tuần điều trị và một số yếu tố
          liên quan đến nguy cơ suy dinh dưỡng
          Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang phân tích, có theo dõi dọc. Chọn mẫu thuận tiện. Đối
          tượng 102 người bệnh điều trị Hồi sức tích cực từ tháng 1 năm 2024 đến tháng 8 năm 2024
          Kết quả: Giới nam chiếm 63,7%, tuổi trung bình 59 (42 – 69). Trong 24h đầu, chỉ số BMI 22,18 ± 3,08 kg/m2, nhóm
          Albumin từ 28 đến < 35 g/L chiếm 48%, nhóm SGA-B chiếm 52%, điểm NRS 3,15 ± 1,12, nhóm NRS ≥ 3 điểm chiếm
          70,6%, điểm MNS 4,75 ± 1,90, nhóm MNS ≥ 5 điểm chiếm 54,9%. Sau 1 tuần điều trị, điểm MNS giảm còn 4,41 ± 1,85,
          có ý nghĩa thống kê (p = 0,006), nhóm MNS nguy cơ cao giảm còn 51% (p < 0,001). Có mối liên quan giữa thở máy
          xâm nhập và chỉ số HGB với nguy cơ suy dinh dưỡng: người bệnh thở máy xâm nhập có nguy cơ suy dinh dưỡng cao
          hơn nhóm không thở máy xâm nhập (aOR = 11,22, KTC 95% là 1,28 – 98,06, p = 0,029); HGB tăng 1 g/L làm nguy cơ
          suy dinh dưỡng thay đổi 0,75 lần (KTC 95% là 0,57 – 0,99, p = 0,039)
          Kết luận: Đa số người bệnh điều trị Hồi sức tích cực có nguy cơ suy dinh dưỡng trung bình, cao. Nguy cơ suy dinh
          dưỡng có liên quan đến thở máy xâm nhập và chỉ số HGB
          Từ khoá: tình trạng dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, thang điểm MNS


          CNĐD. TẠ THỊ ÁNH



            THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SUY TIM
            TẠI VIỆN TIM MẠCH-BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2024



          Đặt vấn đề: Suy tim ngày càng phổ biến và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Chất lượng
          cuộc sống (CLCS) là một yếu tố quan trọng giúp đánh giá hiệu quả điều trị và tình trạng sức khỏe tổng thể của người
          bệnh. Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến CLCS sẽ giúp hiểu rõ hơn về tác động toàn diện của suy tim, từ đó đưa ra
          các phương pháp điều trị giúp cải thiện CLCS
          Mục tiêu: Mô tả thực trạng và phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim

          Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có phân tích. Thời gian từ tháng 6/2024 - tháng 8/2024. Nghiên cứu trên
          105 người bệnh mắc suy tim điều trị nội trú tại Viện Tim Mạch-Bệnh viện Bạch Mai. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ
          đánh giá CLCS là SF-36
          Kết quả: CLCS của người bệnh suy tim về sức khỏe tổng quát (SKTQ) ở mức trung bình-kém (43,88 ± 16,18). Trong
          đó CLCS về sức khỏe tinh thần (SKTT) ở mức trung bình-khá và sức khỏe thể chất (SKTC) ở mức trung bình-kém.
          Người bệnh suy tim có độ tuổi >60 là hưu trí có thời gian mắc bệnh càng dài có điểm SKTC và SKTQ kém hơn so với
          nhóm người bệnh suy tim khác (p<0,05). Những người bệnh có phân suất tống máu thất trái EF giảm có điểm SKTT
          (p=0,042) và điểm SKTQ (p=0,016) kém hơn với người bệnh suy tim khác. Người bệnh có phân độ suy tim (NYHA)
          càng cao (p<0,05) thì CLCS giảm cả về SKTC, SKTT và SKTQ
          Kết luận: Cần đánh giá CLCS thường xuyên hơn để theo dõi sự thay đổi trong tình trạng sức khỏe. Để cải thiện CLCS
          cần sự kết hợp của điều trị bằng thuốc giúp cải thiện phân suất tống máu (EF) cũng như giảm phân độ NYHA và đưa
          ra gợi ý những hoạt động thể chất phù hợp với giới hạn thể chất của từng người bệnh
          Từ Khóa: Suy tim, chất lượng cuộc sống, SF-36


          ĐIỀU DƯỠNG                                       221
   216   217   218   219   220   221   222   223   224   225   226