Page 227 - HSCC2025
P. 227
ThS.BSCKII. HOÀNG MẠNH HÀ
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM MÔ MỀM BIẾN CHỨNG NẶNG
TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG
Điều trị Viêm mô bào nặng đặt ra nhiều thách thức nhất là trên bệnh nhân lớn tuổi và có nhiều bệnh nền đặc biệt là đái
tháo đường, xơ gan. Việc phát hiện vi khuẩn gây bệnh không phải lúc nào cũng dễ có thể gặp rất nhiều loại vi khuẩn.
Hiện nay hướng dẫn chi tiết về điều trị cũng còn nhiều điều chưa thống nhất và rõ ràng cho từng giai đoạn bệnh và mức
độ tổn thương. Bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng sốc nhiễm trùng, nhiễm độc nguy hiểm tới tính mạng hoặc cắt cụt
chi. Báo cáo này nhằm đưa ra một số đặc điểm viêm mô bào nặng và rút ra một vài kinh nghiệm trong thực tế lâm sàng
Tiến hành nghiên cứu trên 22 trường hợp được chẩn đoán Viêm mô bào nặng được điều trị trong năm 2024 tại bệnh
viện, ghi nhận đặc điểm tổn thương, bệnh lý nền, kết quả nuôi cấy vi sinh, phương pháp phẫu thuật thực hiện, kháng
sinh sử dụng, thời gian điều trị tại bệnh viện
Độ tuổi trung bình là 50,6 trong đó nam giới chiếm 81,8%. Bệnh lý nền chủ yếu là đái tháo đường 52,9%, ngoài ra là các
bệnh lý: xơ gan, gút, lạm dụng corticoid, rượu. Tổn thương chủ yếu ở chi dưới 81,8%. Vi khuẩn hay gặp là Staphylococcus
Aerius và Aeromonas Hydrophila. Kháng sinh phải phối hợp từ 2-3 kháng sinh (95,4%) và thời gian sử dụng kéo dài với
số ngày điều trị trung bình là 47,45 ngày. Bệnh nhân trải qua >2 lần phẫu thuật chiếm 36,4%. Kết quả khỏi bệnh là 91%
với 1 trường hợp tử vong (4,5%)
Điều trị viêm mô bào nặng cần đặt ra vấn đề phẫu thuật sớm, nhất là những trường hợp có viêm cân hoại tử, hội chứng
chèn ép khoang. Cần lấy bệnh phẩm nuôi cấy ở tất cả các lần phẫu thuật, lấy tối thiểu 3-5 mẫu. Phối hợp kháng sinh phổ
rộng với liều lượng và cách dùng kháng sinh chuẩn để đạt hiệu quả
Từ khóa: Nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng mô mềm hoại tử, viêm cân mạc hoại tử
HỒI SỨC NGOẠI KHOA 227