Page 230 - HSCC2025
P. 230
BS. NGUYỄN HOÀNG DUY
XÂY DỰNG BIỂU ĐỒ NOMOGRAM ƯỚC ĐOÁN NHANH TÁI LẬP TUẦN
HOÀN TỰ NHIÊN Ở NGƯỜI BỆNH NGƯNG TIM TẠI KHOA CẤP CỨU BỆNH
VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đặt vấn đề: Ngưng tim (Cardiac arrest - CA) là một trong những tình trạng nghiêm trọng trong thực hành y khoa. Tỉ
lệ sống sót và tái lập tuần hoàn tự nhiên (Return of spontaneous circulation - ROSC) còn thấp. Việc xác định và ước
đoán khả năng có tim nhanh và thuận tiện sẽ góp phần tiên lượng và cung cấp dữ liệu lâm sàng giúp cho việc điều trị
người bệnh (NB) được tốt hơn
Mục tiêu: Xác định mô hình tiên lượng ước đoán nhanh khả năng tái lập tuần hoàn tự nhiên (ROSC)
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh từ
tháng 12 năm 2021 đến tháng 8 năm 2024. Tái lập tuần hoàn tự nhiên được xác định khi tái lập tuần hoàn tự nhiên sau
ngưng tim được xác định khi không cần CPR ít nhất 20 phút vẫn ghi nhận có tim. Xác định các biến số bệnh nền, đặc
điểm lâm sàng, cận lâm sàng sau đó được đưa vào hồi quy đơn biến và đa biến để tìm ra các biến có tiên lượng độc
lập với ROSC. Từ đó các biến được đưa vào mô hình BMA để đưa ra các mô hình tiên lượng tối ưu. Mô hình tối ưu nhất
được định nghĩa là mô hình có biến số ít nhất, chỉ số BIC (Bayesian Information Criterion) thấp nhất, AUC (receiving
operating curve) lớn nhất và xác suất hậu kiểm lớn nhất, khách quan và thuận tiện nhất
Kết quả: Có tổng cộng 144 người bệnh ngưng tim ngoại viện và ngay tại khoa cấp cứu trong khoảng thời gian nghiên
cứu, trong đó có 77 trường hợp (53,4%) có ROSC. Mô hình tiên lượng ROSC tốt nhất bao gồm 2 biến số: Tiền căn bệnh
thận mạn và log(low-flow time); xác suất ROSC = (e11,3 - (3.12xlog(thời gian hồi sức) +1,87x (tiền căn bệnh thận mạn)])/
(1+e11,3 - (3.12xlog(thời gian hồi sức) +1,87x(tiền căn bệnh thận mạn)) BIC: - 547; xác suất hậu định 0,257; AUC = 94,4.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giá trị dự đoán khả năng ROSC và kết quả có ROSC trên thực tế
Kết luận: Mô hình tốt nhất dự đoán khả năng tìm thấy tinh trùng bao gồm có 2 biến số tiền căn bệnh thận mạn và log
(now-flow time) Mô hình này có thể được sử dụng trên lâm sàng để tư vấn cho bệnh nhân trước điều trị
Từ khoá: Ngưng tim, tái lập tuần hoàn tự nhiên, hồi sinh tim phổi
BSCKI. DƯ QUỐC MINH QUÂN
CẬP NHẬT MỚI VỀ DỰ PHÒNG XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
DO STRESS Ở BỆNH NHÂN NẶNG
Tổn thương niêm mạc dạ dày – tá tràng là một vấn đề thường gặp ở các bệnh nhân nặng điều trị tại các khoa hồi sức
tích cực. Trong đó, xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng là tình trạng xuất huyết có kèm rối loạn huyết động, hạ áp tư thế,
cần phải truyền máu hoặc cần phải can thiệp thủ thuật/phẫu thuật để cầm máu chiếm khoảng 3% số bệnh nhân. Dữ
liệu từ các nghiên cứu cho thấy hầu hết các tình trạng xuất huyết này xuất hiện sớm trong 07 ngày đầu từ lúc nhập
khoa hồi sức. Nhiều yếu tố ở bệnh nhân nặng trong đó nổi bật là tình trạng giảm tưới máu tạng và niêm mạc do giảm
cung lượng tim và tụt huyết áp gây nên sự mất cân bằng cơ chế bảo vệ niêm mạc dạ dày ruột, từ đó hình thành nên
tổn thương niêm mạc do stress. Một số yếu tố có liên quan đến xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng đã được xác định,
và thực hành dự phòng xuất huyết tiêu hóa ở các đối tượng có nguy cơ là cần thiết. Cập nhật mới nhất của Hội Hồi
sức cấp cứu Hoa Kỳ năm 2024 khuyến cáo chỉ thực hiện dự phòng trên các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ bao gồm
rối loạn đông máu, sốc hoặc bệnh lý gan mạn và ngưng dự phòng khi không còn các yếu tố này. Thuốc ức chế bơm
proton (PPI) hoặc ức chế thụ thể H2 có thể được sử dụng để dự phòng. Mặc dù thở máy xâm lấn hiện nay không còn
được xem là yếu tố nguy cơ liên quan đến xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng, nghiên cứu REVISE cho thấy vai trò bổ
sung của việc sử dụng PPI ở các bệnh nhân này nhằm giảm hơn nữa tỉ lệ xuất huyết
Từ khóa: Xuất huyết tiêu hóa, stress, bệnh nhân nặng
CẤP CỨU 230