Page 225 - HSCC2025
P. 225
ThS.BS. HỒ SỸ HẢI
YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TĂNG ÁP LỰC Ổ BỤNG
SAU PHẪU THUẬT BỤNG CẤP CỨU TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Đặt vấn đề: Tăng áp lực trong ổ bụng (IAH) là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân trải qua phẫu thuật bụng cấp cứu
lớn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến điều trị tại khoa hồi sức tích cực ngoại khoa (SICU). Nghiên cứu này đánh giá tỷ lệ
mắc, yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng của IAH
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát tiến cứu tại Trung tâm Gây mê & Hồi sức Ngoại khoa, Bệnh viện Bạch
Mai (04/2023–09/2023) trên bệnh nhân ≥18 tuổi, sau phẫu thuật bụng cấp cứu lớn và nằm SICU >48 giờ. Áp lực ổ
bụng (IAP) được đo qua ống thông bàng quang khi nhập SICU, sau 24 giờ và 48 giờ. IAH được phân loại theo hướng
dẫn năm 2013 của Hiệp hội Thế giới về Hội chứng Khoang bụng
Kết quả: Trong 92 bệnh nhân, 38 người (41,3%) mắc IAH, chủ yếu ở mức độ I (31,5%), không có trường hợp độ IV. Phân
tích hồi quy logistic đa biến xác định các yếu tố nguy cơ chính của IAH: Sốc nhiễm khuẩn (OR: 3,31; CI: 1,34–8,01);
Dịch ổ bụng (OR: 5,28; CI: 1,33–21,05); Hồi sức dịch lớn (OR: 6,93; CI: 1,38–34,80); Nhiễm trùng ổ bụng (OR: 7,19; CI:
2,58–20,04); Rối loạn đông máu (OR: 3,73; CI: 1,55–8,94). Bệnh nhân IAH có thời gian thở máy và nằm ICU dài hơn
(p = 0,009; p = 0,049) và tỷ lệ tử vong trong 28 ngày cao hơn (34% so với 5,6%, p = 0,000). Mỗi 1 mmHg tăng IAP làm
tăng nguy cơ tử vong gấp 5,3 lần
Kết luận: IAH phổ biến sau phẫu thuật bụng cấp cứu lớn và liên quan đến thời gian ICU kéo dài, tăng thời gian thở
máy và nguy cơ tử vong cao hơn. Các yếu tố nguy cơ quan trọng gồm sốc nhiễm khuẩn, dịch ổ bụng, hồi sức dịch lớn,
nhiễm trùng ổ bụng và rối loạn đông máu
Từ khóa: Tăng áp lực ổ bụng, Yếu tố nguy cơ, Kết cục, Phẫu thuật bụng cấp cứu
TS.BS. TRƯƠNG DƯƠNG TIỂN
RỐI LOẠN NỘI TIẾT SAU HỒI SỨC NGỪNG HÔ HẤP -
TUẦN HOÀN THÀNH CÔNG
Rối loạn nội tiết sau hồi sức hô hấp-tuần hoàn (CPR), một biến chứng quan trọng không ít gặp thường bị bỏ sót trên lâm
sàng, cơ chế bệnh sinh của tình trạng này thường phức tạp bao gồm tổn thương tại não và các cơ quan ngoài não liên
quan đến tình trạng thiếu tưới máu và tái tưới máu não và các cơ quan. Rối loạn này có thể ảnh hưởng đến trục hạ đồi -
tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận và chuyển hóa đường huyết, gây tác động đáng kể đến tiên lượng bệnh nhân
Suy trục hạ đồi tuyến yên có thể đến 30% bệnh nhân sau CPR, suy thượng thận chiếm 20-40%, rối loạn chức năng
tuyến giáp 15%, và rối loạn đường huyết lên đến 70% sau hồi sức
Chẩn đoán dựa vào đánh giá biểu hiện lâm sàng, xét nghiệm hormone (cortisol, ACTH, TSH, FT3,FT4), hình ảnh học
MRI hạ đồi - tuyến yên
Liệu pháp thay thế hormone (hydrocortisone, levothyroxine, desmopressin) là cần thiết, kiểm soát rối loạn điện giải
và chuyển hóa tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân.
Rối loạn nội tiết sau hồi sức là một vấn đề cần được nhận diện và điều trị sớm, giúp cải thiện đáng kể quá trình hồi
phục và tiên lượng bệnh nhân. Bệnh nhân có tổn thương não nặng thường có tiên lượng xấu hơn
Từ khoá: Rối loạn chức năng nội tiết, hồi sức ngưng hô hấp tuần hoàn
HỒI SỨC NGOẠI KHOA 225