Page 229 - HSCC2025
P. 229

TS.BS. NGUYỄN ĐỨC PHÚC



            XỬ LÝ SỰ CỐ Y KHOA TRONG LĨNH VỰC HỒI SỨC CẤP CỨU



          Đặt vấn đề: Lĩnh vực hồi sức cấp cứu là môi trường làm việc căng thẳng, bệnh nhân nặng nguy kịch với nhiều trang
          thiết bị như máy theo dõi,máy thở, máy lọc máu liên tục, ECMO với các hệ thống quy trình chuẩn đòi hỏi tuân thủ
          nghiêm ngặt do đó đây là lĩnh vực dễ xảy ra sự cố y khoa
          Mục tiêu: Nắm vững và đưa ra quyết định xử trí các sự cố y khoa thường gặp trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu tuy nhiên
          ở Việt Nam chưa thực sự quan tâm vấn đề này
          Đối tượng và phương pháp: Đánh giá, phát hiện, xây dựng khung đào tạo cho nhân viên y tế
          Kết quả: 10-12% bệnh nhân ICU gặp sự cố y khoa, 28% sự cố có thể phòng tránh được Chi phí xử lý sự cố: 8-15% ngân
          sách ICU, các yếu tố nguy cơ xảy ra sự cố y khoa trong hồi sức cấp cứu đến từ người bệnh, nhân viên y tê, môi trường
          và hệ thống; các sự cố đặc thù bao gồm tim mạch, hô hấp, thuốc, thiết bị y tế, chăm sóc và sự cố phối hợp; phân loại
          sự cố dựa trên mức độ nghiêm trọng, theo nguồn gốc và thời điểm phát hiện; để phòng ngừa sự cố y khoa cần phải
          xây dựng khung đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhân viên ICU, xây dựng các quy trình chuẩn trong ICU, xây
          dựng hệ thống cảnh báo sớm trong ICU và đánh giá sau sự cố
          Kết luận: Lĩnh vực hồi sức cấp cứu dễ xảy ra sự cố y khoa, chi phí cho việc xử lý sự cố lớn, nhưng có thể phòng ngừa
          được, vì vậy chúng ta cần quan tâm và xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tích hợp trong hồi sức cấp cứu

          Từ khóa: Sự cố y khoa, lĩnh vực hồi sức cấp cứu




          BSCKI. LÊ CÔNG THUYÊN


            CẬP NHẬT: CÁC VẤN ĐỀ TRONG CHĂM SÓC

            SAU NGƯNG HÔ HẤP TUẦN HOÀN


          Ngưng hô hấp tuần hoàn trước viện (OHCA) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tỉ lệ
          sống còn sau OHCA còn rất thấp, khoảng 12% ở Mỹ và 7-9% ở Châu Âu, 1/3 số bệnh nhân sống sót có rối loạn nhận
          thức không hồi phục. Ở Việt Nam, hệ thống cấp cứu chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân cũng như chú trọng
          đến vấn đề chăm sóc sau ngưng hô hấp tuần hoàn. Chăm sóc sau ngưng hô hấp tuần hoàn là một trong những yếu
          tố của “Chuỗi sống còn” của AHA và cần được thực hiện ngay lập tức khi đã khôi phục tuần hoàn tự nhiên (ROSC)

          Hội chứng sau ngưng tim (PCAS) là tình trạng lâm sàng xảy ra khi bệnh nhân hồi phục tuần hoàn tự nhiên sau ngưng
          tim được đặc trưng bởi: (1) Tổn thương não do thiếu oxy – thiếu máu nuôi, (2) Rối loạn chức năng cơ tim, (3) Đáp ứng
          của cơ thể với tình trạng tái tưới máu, (4) Nguyên nhân gây ngưng tim tiếp diễn. Từ những yếu tố đó các vấn đề cần
          được chú trọng trong chăm sóc sau ngưng hô hấp tuần hoàn bao gồm: Kiểm soát đường thở và thông khí, kiểm soát
          huyết động, kiểm soát co giật, kiểm soát thân nhiệt chỉ huy, can thiệp nguyên nhân, đánh giá tiên lượng thần kinh
          Các yếu tố cần được chú trọng trong thời gian vừa qua đã có nhiều nghiên cứu, khuyến cáo mới cũng như phương
          pháp kỹ thuật để áp dụng và lâm sàng. Bên cạnh đó vấn đề “Hiến tạng” cũng là một trong những điểm mới và được
          chú trọng trong chăm sóc sau ngưng hô hấp tuần hoàn. Việc bảo vệ và hạn chế tổn thương các cơ quan nhất là não
          được đặt ra hàng đầu (nguyên tắc A-B-C-D-E). Hạ thân nhiệt nên được khởi động càng sớm càng tốt. Việc đánh giá
          tiên lượng thần kinh rất quan trọng, không một công cụ đánh giá riêng biệt nào có ý nghĩa độc lập










          CẤP CỨU                                          229
   224   225   226   227   228   229   230   231   232   233   234