Page 239 - HSCC2025
P. 239
PGS.TS.BS. PHẠM VĂN QUANG
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
TỔN THƯƠNG GAN CẤP, SUY GAN CẤP Ở TRẺ EM
Tổn thương gan cấp, suy gan cấp là vấn đề khá thường gặp trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu Nhi khoa và có tỉ lệ tử vong
còn cao. Chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp sẽ góp phần quan trọng để giảm tỉ lệ tử vong do tổn thương gan cấp và
suy gan cấp. Trong khoảng 5 năm gần đây đã có những cập nhật mới trong chẩn đoán và điều trị tổn thương gan cấp,
suy gan cấp của các Hiệp hội hồi sức cấp cứu, Hiệp hội các bệnh lý gan mật, tiêu hóa trên thế giới nhằm chẩn đoán
sớm và điều trị hiệu quả vấn đề này. Bài báo cáo nhằm cung cấp các điểm mới quan trọng trong chẩn đoán và điều
trị để góp phần chẩn đoán sớm, điều trị tích cực và giảm tỉ lệ tử vong của tổn thương gan cấp, suy gan cấp ở trẻ em
PGS.TS. TẠ ANH TUẤN
CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM NẤM ASPERGILLUS XÂM LẤN
TẠI HỒI SỨC CẤP CỨU NHI KHOA
Nhiễm Aspergillosis xâm lấn (invasive Aspergillosis infections - IAI) là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở trẻ em
bị ức chế miễn dịch như: Trẻ bị ung thư, trẻ được ghép tế bào gốc (hematopoietic stem cell transplantation - HSCT),
trẻ điều trị tại các ICU
Các nghiên cứu cho thấy nhiễm IAI đã tăng gấp 3-4 lần trong 1 thập kỷ qua. Tỷ lệ mắc bệnh tăng do các phương pháp
điều trị xâm lấn ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các bệnh nhi nặng. Tại Mỹ năm 2000, tỷ lệ mắc IAI là 437/100,000
(0.4%) ở nhóm bệnh nhân suy giảm miễn dịch phải nhập viện nội trú, trong đó 75% bệnh nhân là các bệnh mãn tính.
Những bệnh nhân có nguy cơ cao nhiễm IAI chủ yếu gặp ở bệnh nhân giảm bạch cầu hạt kéo dài, các bệnh lý huyết
học ác tính, ghép tế bào gốc dị thân (allogeneic HSCT), ghép tạng đặc (solid organ transplantation - SOT), bệnh nhân
đang dùng glucocorticosteroid, bạch cầu cấp kháng trị, BCC tái phát trong giai đoạn điều trị tái tấn công. Tỷ lệ mắc
bệnh IAI phụ thuộc vào từng nhóm bệnh nhi, ví dụ BCC thể de novo và BCC dòng tủy tái phát có thể gặp tới 28%, BCC
dòng Lympho tái phát gặp (9%), và ALL thể de novo gặp khoảng 2%. Mặc dù có đã nhiều tiến bộ trong việc phòng
ngừa, chẩn đoán, điều trị nhưng nhiễm IAI vẫn gây tử vong cao khoảng 52.5%-85% tùy nhóm bệnh và điều kiện kinh
tế xã hội. Cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu đầy đủ về tỷ lệ mắc IAI ở trẻ em, vì vậy vẫn chưa có dữ liệu
chính xác về tỷ lệ mắc IAI ở trẻ. Việc chẩn đoán nhiễm IAI ở trẻ em hết sức khó khăn. Vì vậy báo cáo này sẽ cập nhật
các đặc điểm điểm dịch tễ, phương pháp chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm aspergilus ở trẻ em nhằm giúp các bác sĩ
Nhi khoa có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời nhằm giảm tử vong của bệnh
NHI KHOA 239