Page 176 - HSCC2025
P. 176
PGS. ĐỖ NGỌC SƠN
GIẢI PHÁP MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG KALI MÁU:
TỪ GIAI ĐOẠN CẤP ĐẾN DUY TRÌ
Khoảng 6,3% dân số người lớn trên toàn cầu hiện đang sống chung với tình trạng tăng kali máu, tỷ lệ mới mắc mỗi
năm là 2,8 ca trên mỗi 100 bệnh nhân-năm, dẫn đến nhiều gánh nặng về bệnh tật cũng như gánh nặng về chi phí y
tế. Hầu hết các bệnh nhân tăng kali máu mới mắc có nồng độ kali trong khoảng 5,0-5,5 mmol/L và thường hiện diện
trên các đối tượng nguy cơ cao như suy tim, bệnh thận mạn, đái tháo đường hoặc sử dụng các nhóm thuốc như ức
chế Renin-Angiotensin-Aldosterol (RASi). Hiện nay, các khuyến cáo trong nước và quốc tế nhấn mạnh 05 bước quan
trọng trong điều trị tăng kali máu: (1) Bảo vệ tim; (2) Chuyển kali vào trong tế bào; (3) Loại bỏ kali ra khỏi cơ thể; (4)
Theo dõi chặt kali máu và đường huyết; (5) Phòng ngừa để tránh tái phát. Trong khi các liệu pháp điều trị tăng kali
máu trước đây còn nhiều hạn chế, các khuyến cáo gần đây nhấn mạnh thêm một nhóm thuốc mới giúp trao đổi kali
tại đường tiêu hóa từ đó loại bỏ kali ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng và ổn định kali máu lâu dài, đồng thời có thể
phòng ngừa các đợt tăng kali máu tái phát[ từ đó tạo điều kiện giúp bệnh nhân có thể duy trì hoặc tăng liều RASi trong
điều trị các bệnh lý nền, là một liệu pháp tiềm năng và phù hợp trong điều trị tăng kali máu từ giai đoạn cấp đến duy trì
TS.BS. PHẠM MINH HUY
VAI TRÒ CỦA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ THẬN SỚM VÀ
LỌC MÁU HẤP PHỤ Ở BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT
Tổng quan: Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ tử vong cao tại các khoa
hồi sức cấp cứu trên toàn thế giới. Tình trạng này thường gây tổn thương đa cơ quan, bao gồm suy thận cấp, làm phức
tạp quá trình điều trị và tăng gánh nặng chăm sóc y tế. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng CRRT không chỉ giúp loại bỏ
các độc tố, điều chỉnh rối loạn điện giải và cân bằng acid-base, mà còn hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm và tổn thương
cơ quan do cytokine. Việc áp dụng liệu pháp này ở giai đoạn sớm có thể cải thiện khả năng phục hồi chức năng thận
và tăng tỷ lệ sống sót. Bên cạnh đó, lọc máu hấp phụ với các màng hấp phụ cytokine như Oxiris hoặc Cytosorb giúp
loại bỏ các chất trung gian viêm, giảm gánh nặng miễn dịch và cải thiện tình trạng huyết động ở bệnh nhân NKH nặng
hoặc sốc NK. Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp này vẫn còn tranh cãi do sự khác biệt về thiết kế nghiên cứu,
đối tượng bệnh nhân và tiêu chí đánh giá kết quả
Điều trị thay thế thận sớm: CRRT đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát NKH. Một số nghiên cứu đã đề xuất khởi
động RRT sớm (trước khi có biến chứng nghiêm trọng) nhằm: khôi phục trạng thái cân bằng sinh lý, tránh tích tụ các
chất độc chuyển hóa, giảm các hậu quả tiêu cực từ tình trạng cân bằng dịch dương
Lợi ích: Loại bỏ cytokine và chất trung gian viêm, giúp giảm phản ứng viêm hệ thống và cải thiện tình trạng huyết
động. Hỗ trợ quản lý cân bằng dịch và điện giải. Cải thiện khả năng hồi phục đa cơ quan. Tuy nhiên, kết quả các
nghiên cứu gần đây không ủng hộ cho việc khởi động CRRT quá sớm mà nên “trì hoãn” hơn. Nhưng cần theo dõi và
đánh giá đáp ứng của mỗi bệnh nhân, tránh những chỉ định cấp cứu: Quá tải dịch, phù phổi kháng trị, toan chuyển
hóa nặng (pH < 7.15), tăng kali máu nặng (K > 6.5 mmol/L)
Lọc máu hấp phụ: Phương pháp này sử dụng các màng hấp phụ cytokine để loại bỏ chất trung gian viêm, giúp kiểm
soát phản ứng viêm toàn thân ở bệnh nhân NKH
Chỉ định: Sốc nhiễm khuẩn kháng trị. Nhiễm khuẩn huyết nặng với những biểu hiện gia tăng phản ứng viêm nặng
(bão cytokines)
Lợi ích: Ổn định huyết động nhanh chóng. Giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong
Kết luận: Điều trị thay thế thận sớm và lọc máu hấp phụ đem lại một số lợi ích trong điều trị NKH, đặc biệt ở bệnh
nhân có rối loạn chức năng đa cơ quan. Tuy nhiên, việc áp dụng cần cá nhân hóa, cân nhắc chi phí và theo dõi sát sao
để đạt hiệu quả tối ưu
THẬN - LỌC MÁU 176