Page 181 - HSCC2025
P. 181
BSCKII. NGUYỄN NGỌC SANG
THEO DÕI DÀI HẠN SAU VIÊM PHỔI CẤP DO NGỘ ĐỘC THỦY NGÂN
SAU KHI ĐỐT CHU SA: BÁO CÁO CA HIẾM GẶP
Tổng quan: Trong ba dạng của thủy ngân, hơi thủy ngân nguyên tố có nguy cơ cao nhất do khả năng gây viêm phổi
cấp. Việc quản lý ngộ độc hơi thủy ngân cấp, đặc biệt trong tổn thương phổi cấp tính, vẫn chưa rõ ràng. Chúng tôi
báo cáo một trường hợp ngộ độc hơi thủy ngân do đốt chu sa, được điều trị thành công bằng corticosteroid liều cao
và liệu pháp thải độc, với thời gian theo dõi kéo dài 6 tháng
Báo cáo ca bệnh: Bệnh nhân nữ 47 tuổi nhập khoa Cấp cứu vì khó thở, tức ngực và mệt mỏi sau khi đốt chu sa. Khi
nhập viện, bệnh nhân có biểu hiện thở nhanh và suy hô hấp. Trong 5 ngày đầu, tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh,
cần hỗ trợ thở oxy dòng cao qua cannula mũi (HFNC) và không cải thiện với kháng sinh phổ rộng đường tĩnh mạch (IV)
cùng methylprednisolone IV liều 80mg/ngày. Nồng độ thủy ngân trong máu và nước tiểu được đo để xác nhận chẩn
đoán. Sau khi xác nhận viêm phổi cấp do ngộ độc hơi thủy ngân, bệnh nhân được điều trị bằng methylprednisolone
liều cao (500 mg IV/ngày) và liệu pháp thải độc, giúp cải thiện tình trạng bệnh
Kết quả: Sáu tháng sau xuất viện, bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, được xác nhận qua hình ảnh phổi và các xét nghiệm
chức năng hô hấp
Bài học rút ra: Đốt thủy ngân nguyên tố có thể gây viêm phổi cấp, dẫn đến suy hô hấp cấp tính. Việc khai thác tiền sử
bệnh kỹ lưỡng là yếu tố quan trọng trong chẩn đoán. Methylprednisolone liều cao nên được cân nhắc ở những bệnh
nhân không đáp ứng với liều thấp. Bệnh nhân cần được theo dõi sau điều trị để phát hiện các biến chứng xơ hóa phổi
tồn dư
BSNT. ĐINH NGỌC TRÂM
TIÊU ĐỀ CỦA BÁO CÁO: NGỘ ĐỘC HÓA CHẤT TRỪ SÂU CHLORFENAPYR
Chlorfenapyr là một loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm pyrrole, được sử dụng nhiều trong giai đoạn gần đây. Hoạt tính
diệt côn trùng của chlorfenapyr phụ thuộc vào quá trình chuyển hóa sinh học của nó bởi các monooxygenase
cytochrome P450 ở gan thành tralopyril, làm tách rời quá trình phosphoryl hóa oxy hóa ty thể và phá vỡ quá trình sản
xuất adenosine triphosphate. Triệu chứng lâm sàng biểu hiện trên nhiều cơ quan, hay gặp là các triệu chứng về tiêu
hóa (buôn nôn, nôn), thần kinh (hôn mê, co giật), tăng thân nhiệt ác tính có thể liên quan đến tình trạng lâm sàng xấu
đi và tử vong. Những bất thường trong xét nghiệm thường gặp nhất bao gồm tăng hoạt động creatine kinase trong
máu, hoạt động của aminotransferase ở gan và nồng độ lactate. Hình ảnh học cho thấy tổn thương chất trắng đối
xứng kèm theo phù não. Theo Comstock et al, tỷ lệ tử vong là 76% và những người sống sót thường gặp phải di chứng
thần kinh kéo dài. Đặc biệt, ngộ độc Chlorfenapyr có thời gian tiềm ẩn kéo dài, một số trường hợp ghi nhận thời gian
có triệu chứng đầu tiên 14 ngày sau phơi nhiễm, diễn biến xấu dần trong nhiều giờ đến nhiều ngày và có thể dẫn đến
các di chứng về thần kinh, tử vong
CHỐNG ĐỘC 181