Page 185 - HSCC2025
P. 185
ThS.BS. NGUYỄN HỒNG TRƯỜNG
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU TRỊ KHÍ DUNG LÊN CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ PHỔI
Liệu pháp khí dung là một phương pháp quan trọng trong điều trị nhiều tình trạng hô hấp tại Khoa Hồi sức tích cực
(ICU). Thuốc khí dung, như thuốc giãn phế quản, corticosteroid và kháng sinh, được sử dụng cho nhiều loại điều trị
khác nhau. Hiệu quả của liệu pháp khí dung ở bệnh nhân nặng phụ thuộc vào các yếu tố như thiết bị khí dung, đặc
tính thuốc, yếu tố đặc trưng của bệnh nhân và chế độ hỗ trợ hô hấp
Mặc dù có những tiến bộ trong công nghệ máy phun khí dung và các hướng dẫn lâm sàng, việc tiêu chuẩn hóa các
thực hành về điều trị khí dung trong ICU vẫn còn nhiều thách thức. Sự khác nhau trong vị trí đặt máy phun khí dung,
ảnh hưởng của độ ẩm đến hiệu quả khí dung và sự khác biệt về đối tượng bệnh nhân góp phần làm phức tạp sử dụng
thuốc khí dung trong ICU
Tuyên bố đồng thuận được công bố năm 2023 cung cấp các hướng dẫn toàn diện về chiến lược điều trị khí dung trong
các chế độ hỗ trợ hô hấp khác nhau. Giúp giải quyết các khía cạnh kỹ thuật của điều trị khí dung cho bệnh nhân thở
máy, thông khí không xâm lấn và liệu pháp oxy lưu lượng cao
Đối với bệnh nhân thở máy, các hướng dẫn khuyến nghị đặt máy phun khí dung ở phía khô của máy làm ẩm gia nhiệt
để ngăn ngừa ngưng tụ và đảm bảo cung cấp thuốc tối ưu. Đối với bệnh nhân sử dụng ống thông mũi lưu lượng cao,
vị trí đặt máy phun khí dung có thể thay đổi, nhưng thường được khuyến nghị đặt ở nhánh hít vào của mạch thở
Áp lực dương cuối kỳ thở ra (PEEP) giúp giữ cho các phế nang mở, cải thiện oxy hóa và thông khí. Tuy nhiên, thay đổi
PEEP có thể ảnh hưởng đến sự phân bố thuốc khí dung. Giảm PEEP trong quá trình nạp thuốc hoặc ngắt kết nối mạch
thở có thể dẫn đến tình trạng mất huy động phế nang, và làm giảm hiệu quả khí dung. Duy trì mức PEEP ổn định rất
quan trọng để tối ưu hóa lắng đọng thuốc và bảo vệ phổi
Khi sử dụng máy phun khí dung qua dòng khí nén, lưu lượng khí nén có thể góp thêm vào lưu lượng khí máy thở, dẫn
đến tăng thể tích khí lưu thông khoảng 20%. Hơn nữa, lưu lượng tăng thêm này có thể làm tăng áp lực bình nguyên
nếu không được bù trừ trong thông số máy thở
Tích hợp liệu pháp khí dung với các chiến lược bảo vệ phổi đòi hỏi phải xét đến các cài đặt máy thở và các yếu tố của
bệnh nhân để tối ưu hóa việc cung cấp thuốc đồng thời giảm thiểu nguy cơ tổn thương phổi do máy thở (VILI). Các
chiến lược bao gồm:
Đồng bộ hóa với chu kỳ máy thở: đồng bộ việc cung cấp khí dung với pha hít vào của máy thở để tăng cường lắng
đọng thuốc.
Điều chỉnh cài đặt máy thở: Thay đổi các cài đặt như tốc độ dòng khí hít vào và tỷ lệ hít vào/thở ra để cải thiện hiệu
quả cung cấp khí dung
Sử dụng các thiết bị khí dung tiên tiến: Sử dụng các thiết bị như máy khí dung màng rung tạo ra kích thước hạt đồng
đều và ít bị ảnh hưởng bởi cài đặt máy thở
Đảm bảo mạch thở kín: hạn chế sự ngắt kết nối mạch thở giúp tránh được mất áp lực duy trì phế nang mở và giảm
nguy cơ nhiễm khuẩn
HÔ HẤP 185