Page 189 - HSCC2025
P. 189

BSCKII. HUỲNH ĐỨC PHÁT



            CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG



          Giới thiệu: Chấn thương sọ não nặng là nguyên nhân tử vong và di chứng trên toàn thế giới. Mặc dù đã cải thiện tích
          cực kết quả điều trị, tuy nhiên còn nhiều vấn đề gây tranh cãi, đặc biệt việc kiểm soát áp lực nội sọ và duy trì tưới máu
          não. Bài báo cáo nhằm cập nhật những hướng dẫn mới trong quản lý và điều trị chấn thương sọ não nặng, tập trung
          vào kiểm soát áp lực nội sọ, tưới máu não và các vấn đề phẫu thuật
          Sinh lý bệnh và tổn thương thường gặp: CTSN nặng gồm những tổn thương tiên phát (chấn thương trực tiếp) và tổn
          thương thứ phát (thiếu máu, phù não, viêm nhiễm). Những tổn thương nội sọ gồm: vỡ sọ, dập não, tổn thương sợi
          trục và tụ máu (NMC, DMC, nhu mô, não thất). Tổn thương thứ phát đóng vai trò trong dự phòng dài hạn và là mục
          tiêu chính trong điều trị tích cực
          Quản lý điều trị tích cực:
          Theo dõi áp lực nội sọ và tưới máu não: Bệnh nhân với Glasgow < 8 và có bất thường trên CT scan nên được theo dõi
          áp lực nội sọ (ALNS). Khuyến cáo điều trị nếu ALNS > 20 mmHg, trong khi áp lực tưới máu não (ALTMN) duy trì ở mức
          60-70mmHg để đảm bảo tưới máu não đầy đủ
          Thông khí và cung cấp Oxy: Duy trì Pa0 2 > 80mmHg và PaCO 2 35-40mmHg là cần thiết. tăng thông khí kéo dài (PaCO 2
          < 25mmHg) không được khuyến cáo do dẫn đến nguy cơ phù não
          Liệu pháp tăng áp lực thẩm thấu: Dịch muối ưu trương (NaCl 3%) được thấy tác dụng như Mannitol trong giảm ALNS
          nhưng tốt hơn trong việc ổn định huyết động

          Quản lý nhiệt độ và an thần: Nhiệt độ bình thường là thích hợp hợp để giảm chuyển hóa. Propofol thường được sử
          dụng để an thần trong khi liều cao Barbiturate được dùng cho các trường hợp khó hồi phục ALNS. Phenytoin tác động
          đến ngăn chặn co giật sớm nhưng không được khuyến cáo cho dự phòng dài hạn
          Xem xét phẫu thuật: Mở sọ giảm áp chỉ định cho các trường hợp ALNS kháng trị mặc dù đã điều trị nội khoa tối đa.
          Các bằng chứng đề nghị rằng mở sọ giảm áp rộng (> 12-15cm) kết quả tốt hơn khi so với mở sọ giảm áp nhỏ hơn

          Kết luận: Quản lý CTSN nặng đòi hỏi tiếp cận một cách hệ thống, theo dõi sớm, cá nhân hóa điều trị và can thiệp phẫu
          thuật thích hợp, Nghiên cứu tương lai nên tập trung vào tối ưu hóa điều trị tích cực thần kinh, theo dõi điều hòa não
          nâng cao và cải thiện kết quả chức năng dài hạn


































          THẦN KINH – SIÊU ÂM                              189
   184   185   186   187   188   189   190   191   192   193   194