Page 187 - HSCC2025
P. 187
ThS.BS. ĐẶNG THANH TUẤN
TỐI ƯU HÓA ÁP LỰC ĐẨY TRONG THÔNG KHÍ CƠ HỌC BỆNH NHÂN ARDS
Hội chứng nguy kịch hô hấp cấp tính (Acute Respiratory Distress Syndrome - ARDS) là hội chứng đặc trưng bởi khởi
phát nhanh tình trạng suy hô hấp nặng với giảm oxy máu và tổn thương thâm nhiễm phổi lan tỏa, và đáp ứng kém với
oxy liệu pháp. Nhiều nghiên cứu đã dẫn đến những tiến bộ trong thông khí cơ học nhằm giúp cải thiện khả năng sống
sót ở những bệnh nhân mắc ARDS. Tuy nhiên, thông khí cơ học cũng có thể dẫn đến tổn thương phổi gây ra do máy
thở (ventilator-induced lung injury - VILI). Do đó, các biện pháp cung cấp thông khí bảo vệ phổi với thể tích khí lưu
thông thấp (VT từ 4 đến 8 mL/kg trọng lượng cơ thể dự đoán), hạn chế áp lực đường thở (áp lực cao nguyên (Pplat) <
28–30 cmH 2O) và cài đặt mức PEEP cao tương ứng với FiO 2 nhằm để giảm thiểu VILI ở những bệnh nhân mắc ARDS
được hỗ trợ thở máy
Áp lực đẩy (driving pressure - ΔP) là sự chênh lệch giữa áp lực đường thở cuối thì hít vào và PEEP khi không có hô hấp
tự nhiên (ΔP = Pplat – PEEP). Về mặt cơ học phổi, áp lực đẩy là ΔP = Pplat/CRS. Trong một phân tích gộp mang tính
bước ngoặt, Amato và cộng sự đã phân tích hơn 3000 bệnh nhân mắc ARDS từ 9 nghiên cứu RCT, họ kết luận rằng ΔP
là biến số có liên quan mạnh nhất đến khả năng sống sót so với VT, Pplat và PEEP; và việc giảm thể tích khí lưu thông
hoặc tăng mực PEEP chỉ có lợi nếu liên quan đến việc giảm ΔP. Nhiều nghiên cứu sau đó đã xác nhận vai trò quan
trọng của việc hạn chế áp lực đẩy nhằm cải thiện kết cục sống còn của bệnh nhân ARDS. Áp lực đẩy < 15 cmH 2O hiện
tại được xem như là một trong các mục tiêu của thông khí bảo vệ phổi
TS.BS. LÊ HỮU THIỆN BIÊN
HIỆU QUẢ SINH LÝ CỦA GIÚP THỞ KHÔNG XÂM LẤN
TRONG SUY HÔ HẤP CẤP GIẢM OXY MÁU
Các biện pháp giúp thở không xâm lấn bao gồm oxy dòng cao (HFNC), áp suất đường thở dương liên tục (CPAP) và
áp suất đường thở dương hai mức (BIPAP, NIV) ngày càng được sử dụng rộng rãi và có thể giảm được nguy cơ đặt nội
khí quản ở bệnh nhân suy hô hấp cấp giảm oxy máu. Tuy nhiên biện pháp điều trị này có thể góp phần gây ra hoặc
không ngăn chặn được tổn thương phổi tự ý liên quan đến hiệu quả sinh lý của giúp thở không xâm lấn. Trong HFNC,
hiệu quả sinh lý tăng dần với tốc độ dòng mặc dù hiệu quả cải trao đổi khí và dung tích cặn chức năng rõ ràng hơn
trên giảm công thở. So với HFNC thì CPAP và NIV cải thiện trao đổi khí hiệu quả hơn đồng thời giảm sức căng động
mặc dù có thể tích khí lưu thông cao hơn. Hơn nữa, NIV còn giảm gắng sức hô hấp và công thở hiệu quả hơn HFNC.
Theo dõi các chỉ số cơ học hô hấp giúp đánh giá hiệu quả của các biện pháp giúp thở không xâm lấn để lựa chọn bệnh
nhân phù hợp và hạn chế tổn thương phổi tự ý
HÔ HẤP 187