Page 203 - HSCC2025
P. 203
TS.BS. NGUYỄN LƯƠNG KỶ
PHỐI HỢP SỚM NORADRENALINE TRONG HỒI SỨC SỐC NHIỄM KHUẨN:
LỢI ÍCH VÀ BẰNG CHỨNG
Sốc nhiễm khuẩn đặc trưng bởi tình trạng giãn mạch hệ thống, tụt huyết áp kéo dài gây suy đa cơ quan với tỷ lệ tử
vong trên 60%. Trong giai đoạn đầu hồi sức, chỉ 50–60% bệnh nhân đáp ứng với bù dịch
Trong nhiều năm, hồi sức dịch tối thiểu 30ml/kg sau đó mới sử dụng vận mạch để đạt huyết áp mục tiêu được thực
hiện rộng rãi. Việc đánh giá đáp ứng bù dịch thật sự khó khăn, đặc biệt ở các tuyến y tế cơ sở, nơi mà còn thiếu các
công cụ đánh giá huyết động hiện đại như USCOM, PiCCO, siêu âm tim mạch tại giường... Nhiều nghiên cứu gần đây
đã chỉ ra rằng chiến lược này không tối ưu ở một số bệnh nhân, đặc biệt trên bệnh nhân có rối loạn chức năng tim
mạch hoặc bệnh thận mạn... Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự kết hợp sớm giữa bù dịch và noradrenaline
trong giờ đầu hồi sức có lợi trong việc tăng nhanh huyết áp động mạch trung bình, đạt được cung lượng tim tốt hơn,
điều chỉnh tình trạng tưới máu, giảm quá tải dịch và giảm tử vong so với nhóm bệnh nhân trì hoãn dùng vận mạch
Từ khóa: sốc nhiễm khuẩn, noradrenaline
ThS.BS. NGUYỄN TÀI THU
VAI TRÒ CỦA GHÉP TIM TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SỐC TIM-SUY TIM
GIAI ĐOẠN CUỐI: TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC HÀNH LÂM SÀNG
Suy tim là một bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới, là nguyên nhân gây ra tử vong và giảm thời gian sống cũng như
chất lượng cuộc sống của nhiều bệnh nhân. Suy tim có thể phân loại thành: giai đoạn A, B, C, D theo NYHA hoặc theo
phân suất tống máu thất trái là suy tim phân suất tống máu bảo tồn và suy tim phân suất tống máu giảm. Điều trị suy
tim hiện nay theo khuyến cáo của AHA 2022 đó là dựa vào tứ trụ trong điều trị suy tim: ARNi, SGLT2, beta-blocker
và MRA. Mặc dù y học đã có nhiều tiến bộ trong điều trị suy tim, tuy nhiên bệnh vẫn tiến triển theo thời gian tới giai
đoạn cuối. Bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối có tỷ lệ tử vong trong 6 tháng và trong 12 tháng lần lượt là 44% và 64%
[1]. Bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối sẽ tử vong do 2 nguyên nhân chính đó là sốc tim và rung thất. Bệnh nhân sốc
tim/suy tim giai đoạn cuối thường có tiên lượng xấu, lựa chọn điều trị hiệu quả duy nhất cho nhóm bệnh nhân này
đó là ghép tim. Sau khi được ghép tim, tỷ lệ sống sót sau 1 năm của bệnh nhân lên tới trên 90%, trung vị thời gian
sống là 12 năm [2]. Một số BN sốc tim/suy tim giai đoạn cuối có thể không chờ được tới lúc ghép tim và tử vong (tỷ
lệ này lên tới 19% trong một báo cáo [1]). Trong trường hợp như vậy, dụng cụ hỗ trợ thất trái (LVAD) có thể đóng vai
trò quan trọng (50% số ca ghép tim mỗi năm ở Mỹ trên bệnh nhân phải hỗ trợ bằng LVAD, theo Hiệp hội Ghép Tim và
Phổi Quốc tế [2],[3]). Tuy nhiên việc lựa chọn tim từ người cho cũng như chuẩn bị người nhận phù hợp cũng đóng vai
trò vô cùng quan trọng. Các yếu tố của người cho tim phù hợp cần được cân nhắc đó là: nhóm máu ABO, tuổi, giới
tính, BMI, trọng lượng tim dự đoán, tiền sử bệnh mạn tính, nhiễm trùng. Đối với người nhận có chỉ định ghép tim thì
cần phải cân nhắc tới các yếu tố như người cho, đồng thời cân nhắc thêm về tình trạng tăng áp lực động mạch phổi
và khả năng phục hồi của tình trạng này
Báo cáo này đồng thời trình bày về bba ca lâm sàng ghép tim trên các bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối điều trị nội
khoa tối ưu chờ ghép, suy tim giai đoạn cuối hỗ trợ bắc cầu bằng LVAD, suy tim giai đoạn cuối phụ thuộc thuốc vận
mạch. Tất cả bệnh nhân sau ghép chức năng tim đều được phục hồi tốt
SỐC – HUYẾT ĐỘNG 203